ƯU ĐÃI 20% CHO VẬN ĐỘNG VIÊN THAM GIA VJM2024

Sự khác biệt giữa giày chạy trail và giày chạy road

Hoàng Nga
Th 4 13/03/2024 9 phút đọc

Với sự đa dạng của các dòng giày hiện nay, nhiều runner gặp khó khăn trong việc phân biệt giày chạy trail và giày chạy road. Bài viết này sẽ giúp bạn "giải mã" bí mật của hai loại giày này, từ đó đưa ra lựa chọn hoàn hảo cho hành trình chạy bộ của mình.

Hãy tưởng tượng bạn đang phiêu du trên những con đường mòn uốn lượn, xuyên qua những tán cây rợp bóng mát. Đôi chân bạn cần sự bảo vệ và bám trụ tuyệt vời để chinh phục những địa hình hiểm trở. Ngược lại, trên những con đường nhựa phẳng phiu, bạn lại cần sự linh hoạt và êm ái để đạt tốc độ tối ưu.

Cấu trúc của giày chạy trail và giày chạy road được thiết kế riêng biệt để đáp ứng nhu cầu độc đáo của từng loại địa hình. Hãy cùng khám phá những điểm khác biệt then chốt để lựa chọn "cạ cứng" phù hợp cho hành trình chinh phục của bạn!

Nội dung bài viết

Tại sao cần phân biệt rõ về giày chạy trail?

Chạy địa hình (trail running) là một hoạt động tốt cho sức khỏe và mang đến những thử thách mới lạ, nâng tầm hoạt động luyện tập chạy bộ của bạn. Khác với đường nhựa (đường road), khi chạy địa hình bạn sẽ liên tục đổi hướng, vượt qua các vật cản như đá hoặc chạy nước rút lên dốc vì phải trải qua nhiều địa hình khác nhau trên cung đường trail. Nhờ đó, bạn sẽ đốt nhiều calo hơn và xây dựng sức mạnh nhanh chóng hơn. 

Tuy nhiên, để chinh phục những cung đường thiên nhiên đầy thử thách đó, bạn cần một đôi giày chuyên dụng có tác dụng bảo vệ đôi chân, hỗ trợ các chuyển động linh hoạt và có độ bám tốt. Nếu đã sở hữu một đôi giày chạy đường bộ (road) vừa vặn, bạn có thể thắc mắc liệu có cần thêm một đôi giày chạy địa hình (trail) hay không. 

Mặc dù giày road vẫn dùng được trên các địa hình tương đối bằng, nhưng giữa hai loại giày này có những khác biệt quan trọng khiến giày chạy road không phải lựa chọn tối ưu cho các cung đường trail, kể là là light trail.

Sự khác biệt căn bản giữa giày chạy địa hình và giày chạy road

Tính năng

Giày Trail

Giày Road

Đế ngoài

Cao su bám, nhiều gai

Cao su thổi, mịn

Rock plate

Không

Độ bền

Cao, xử lý tốt mọi địa hình

Thấp hơn, phù hợp với đường bằng

Độ cứng

Cao hơn

Mềm hơn

Trọng lượng

Nặng hơn

Nhẹ hơn

Lực bám

Tốt trên địa hình gồ ghề

Tốt trên đường bằng

Bảo vệ bàn chân

Tốt hơn, chống va đập từ sỏi đá

Ít bảo vệ hơn

Tính linh hoạt

Thấp hơn do đế dày

Cao hơn do đế mỏng

So sánh về độ bám đường

Khác với giày chạy bộ đường road, giày chạy địa hình (trail) được thiết kế để bám tốt trên các bề mặt gồ ghề, mềm – đặc biệt quan trọng khi chạy trong điều kiện mưa, ẩm ướt hay các địa hình có sỏi, đá,... 

Hãng sản xuất như Kailas thường sử dụng cao su có độ bám tốt như vibram,... trên phần đế ngoài của giày để giúp giày được bám đường hơn, hạn ché những chấn thương không đáng có trong chạy địa hình cho người chạy. Loại cao su này mềm hơn cao su dùng cho giày đường bộ (road) nên nó dễ bị mài mòn nhanh chóng khi sử dụng trên đường nhựa, vỉa hè.

Đế ngoài- sự khác nhau giữa giày road và giày trail

Ngược lại, giày đường bộ không đủ lực bám trên địa hình gồ ghề phức tạp của địa hình trail. Giày chạy trail thường có các gai đế sâu và rộng, mang lại độ bám vững chắc trên nhiều loại mặt đường và địa hình, dù là lên dốc hay xuống dốc

Độ nhẹ của giày road và giày trail

Giày chạy địa hình (trail) thường nặng hơn giày chạy bộ đường trường (road) bởi chúng sở hữu phần đế ngoài dày dặn và thiết kế lớp đệm giữa đặc hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng khó di chuyển. Hãy ưu tiên chọn đôi giày vừa bảo vệ bàn chân, vừa không tạo cảm giác nặng khi chạy. 

Nếu bạn chủ yếu chạy trên đường nhựa, vỉa hè hay sử dụng máy chạy bộ, việc lựa chọn giày chạy bộ đường road sẽ phù hợp hơn.

Xem thêm: 5 đôi giày chạy trail tốt nhất của Kailas

Sự khác nhau giữa độ ổn định của 2 loại giày

Lớp đệm giữa (phần nằm giữa đế ngoài và thân trên của giày) quyết định đến độ mềm hoặc độ cứng của một đôi giày. Khi chạy trên địa hình trail không bằng phẳng, bạn cần có đôi giày nâng đỡ tốt hơn cho bàn chân. Đó là lý do tại sao giày chạy trail thường sở hữu lớp đệm cứng hơn. Giày trail có thể không đem lại độ êm ái cần thiết cho các cung đường nhựa, nhưng sẽ rất phù hợp cho những địa hình phức tạp như leo núi hay chạy xuyên rừng.

Còn khi bạn chạy trên đường nhựa, bàn chân chịu lực tác động mạnh hơn so với chạy trên đường mòn. Chính vì vậy, giày chạy bộ đường road được thiết kế với lớp đệm tập trung vào khả năng hấp thụ lực và độ nảy.

Độ ổn định của giày- sự khác nhau giữa giày road và giày trail

So sánh về việc bảo vệ tốt cho đôi chân

Bạn có thể gặp những chướng ngại vật như đá nhọn hay bụi đất khi chạy trên những cung đường trail. Giày chạy địa hình được thiết kế để bảo vệ bàn chân khỏi các yếu tố này. Một số mẫu giày thậm chí tích hợp thêm tấm lót chống đá (rock plate) trong phần đế giữa.

Có những đôi giày chạy road được thiết kế ổn định hơn để chống lật cổ chân trong khi chạy, tuy nhiên, tính năng này chủ yếu điều chỉnh dáng chạy chứ không tập trung vào việc bảo vệ bàn chân. 

Độ bảo vệ của giày- sự khác nhau giữa giày road và giày trail

Độ thoáng khí giữa 2 loại giày

Giày chạy bộ đường trường thường sử dụng lớp vải nylon thoáng khí cho phần thân giày, thiết kế cũng ít chi tiết gia cố hơn so với giày chạy địa hình. Tuy nhiên không có nghĩa là giày chạy địa hình không thoáng mát. Kailas Fuga EX2, Kailas Fuga EX3 hay Kailas Fuga Pro 4 của nhà Kailas là những ví dụ điển hình cho dòng giày chạy địa hình hội tụ cả độ bền và độ thoáng khí cao.

So sánh về độ bền

Loại cao su trên đế ngoài của giày chạy địa hình dễ bị mài mòn khi dùng trên đường nhựa. Điều ngược lại cũng đúng – giày chạy đường trường không “đủ sức” để chịu những tác động từ địa hình gồ ghề. Lớp vải mỏng và thoáng khí ở thân giày cũng dễ bị rách hơn.

Tuy nhiên với đôi giày chạy trail Kailas Fuga Ex2Kailas Fuga YAO, bạn có thể chạy trên cả đường road và trail. Tuy rằng bạn sẽ cảm thấy những đôi giày này cứng hơn các giày road nhưng độ cứng này có thể chấp nhận được.

So sánh độ bền của giày- sự khác nhau giữa giày road và giày trail

Giày chạy địa hình thường được gia cố với các chất liệu tổng hợp quanh ngón chân, hai bên và gót chân. Một số mẫu như Kailas Fuga Ex2 GTX cũng bao gồm lớp lót GORE-TEX giúp chống thấm nước. Bên cạnh đó, phần lớn giày trail sẽ có thêm chi tiết để bạn gắn thêm gaiter (xà cạp trùm giày) để chống bụi bẩn và nước xâm nhập từ cổ giày.

Kết luận

Giày chạy trail và giày chạy road là hai loại giày chuyên biệt cho hai mục đích sử dụng khác nhau. Việc lựa chọn loại giày phù hợp sẽ giúp bạn có trải nghiệm chạy tốt nhất và tránh những chấn thương không mong muốn. 

Lưu ý:

  • Chọn giày chạy trail nếu bạn thường xuyên chạy trên địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật.
  • Chọn giày chạy road nếu bạn thường xuyên chạy trên đường nhựa bằng phẳng.
  • Hãy thử giày trước khi mua để đảm bảo vừa vặn và thoải mái.

Chúc bạn tìm được đôi giày phù hợp và có những trải nghiệm chạy bộ tuyệt vời!

Nên mua giày chạy trail ở đâu uy tín ở HN?

Happyrun là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích chạy bộ, cung cấp đa dạng các mẫu giày chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng. Chúng tôi cam kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm.

Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn giày phù hợp, Happyrun trang bị máy đo kích thước bàn chân 3D hiện đại. Hệ thống này giúp xác định chính xác hình dáng bàn chân, từ đó tư vấn cho bạn đôi giày hoàn hảo nhất, hỗ trợ tối ưu cho từng bước chạy.

Happyrun- cửa hàng đồ chạy bộ uy tín, chính hãng tại Hà Nội

Hãy đến ngay cửa hàng Happyrun tại 110 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội để trải nghiệm dịch vụ đo chân và tư vấn miễn phí. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm kiếm đôi giày ưng ý, đồng hành cùng bạn trên mọi hành trình chinh phục.

Đừng quên:

  • Happyrun chỉ cung cấp giày chính hãng với đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
  • Máy đo kích thước bàn chân 3D giúp bạn lựa chọn giày phù hợp nhất.
  • Dịch vụ đo chân và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nếu bạn không thể đến cửa hàng? Đừng lo lắng, hãy liện hệ với đội ngũ chuyên viên tận tâm của Happyrun luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi. 

Dù bạn ở đâu, chúng tôi luôn sẵn sàng!

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến Chạy marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Chạy Khoẻ hơn, Thông minh hơn
Giải chạy trail VMM 2024: Thông tin hướng dẫn và Checklist cần thiết

Giải chạy trail VMM 2024: Thông tin hướng dẫn và Checklist cần thiết

Th 3 10/09/2024 25 phút đọc

Tổng quan VMM2024Xin chào các bạn tới với Giải chạy vượt núi Việt Nam (VMM), thử thách chạy địa hình khắc nghiệt nhất Việt Nam!Trải nghiệm... Đọc tiếp

Danh sách các giải chạy trail/ giải chạy địa hình năm 2024

Danh sách các giải chạy trail/ giải chạy địa hình năm 2024

CN 28/07/2024 27 phút đọc

1. Các giải chạy trail tháng 1/20241.1 Vietnam Trail Marathon 2024- 21/1/2024Hãy sẵn sàng cho một hành trình phiêu lưu đầy bất ngờ tại Vietnam Trail Marathon!... Đọc tiếp

Tại sao nên mặc quần áo dành riêng cho chạy trail?

Tại sao nên mặc quần áo dành riêng cho chạy trail?

Th 5 27/06/2024 8 phút đọc

1. Sự khác nhau cơ bản giữa quần áo chạy trail và quần áo thể thao thông thườngNhìn thoáng qua, bạn có thể nghĩ quần áo... Đọc tiếp

Nội dung bài viết