Không ngâm nước xả vải ( sẽ làm thay đổi tính chất co giãn của vải, cụ thể là bị dão giãn ra. Ngoài ra, việc ngâm dù là nước xả vải, nhất là bột giặt sẽ làm hòa tan các mất đi các chất giúp khử mùi, chống nắng, chi tiết phản quan sẽ dễ bong)
Riêng áo vải gió thì chủ yếu là xả giặt tay với nước thường xuyên và phơi mát, lâu lâu mới dùng sữa tắm, dầu gội giặt tay nhẹ.
Chú ý là bột giặt hay giặt máy quy trình quá lâu sẽ hòa tan mất đi các chất khử mùi, chống nắng, chi tiết phản quan sẽ dễ bong
Tổng kết: Nên nâng niu đồ chạy bộ, vải công nghệ giống như giặt và phơi đồ vải lụa
Lưu ý: Mỗi lần dùng xong về thì dù là đai chạy bộ hay balo chạy bộcũng sẽ có dính mồ hôi hay nước mưa.. nên luôn cần mở dây kéo xả dưới vòi nước máy cho ra hết mồ hôi, nước mưa.. để tránh gây gỉ sét dây kéo.
Xem bài viết: Cách giặt trắng giày tại nhà với 6 bước đơn giản
Khi giặt giày chyaj bộ, điều quan trọng nhất làm làm sao không làm ảnh hưởng đến chất lượng giày.
Một số mẹo giặt giày hữu ích:
Giày sẽ rất mau hư nếu bạn nhúng nước nó quá thường xuyên: bị hở keo đế, hoặc phần vật liệu thân giày bị mục.
Nếu bạn lười biếng và muốn dùng máy giặt, chỉ nên làm thế vài tháng một lần.
Nhiệt độ của hơi sấy sẽ làm hỏng vật liệu thân giày, làm giày mất form, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng keo dán giày.
Giày chạy bộ khác với quần áo vì nó có keo dán giữa thân giày và đế giày. Phần keo dán này không thích bị ngâm nước đâu. Mình thường dùng vòi nước xịt thẳng vào bề mặt giày để tống khứ vết bẩn, nhanh gọn lẹ.
Trừ khi giày quá bẩn dùng nước không sạch, bạn mới nên sử dụng bột giặt pha loãng.
Bạn có để ý mỗi lần mua giày về đều thấy có giấy nhét trong giày không? Mục đích của nó là để giữ form giày. Vì thế, mỗi lần giặt xong, bạn nên kiếm giấy báo nhét vô giày rồi mới đem phơi.
Chỉ nên phơi bóng râm, không để giày nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nên chà giày bằng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng khi vết bẩn quá cứng đầu.
Hãy giặt giày đúng cách để để tuổi thọ của sản phẩm cũng như giữ màu sản phẩm như khi còn mới!