Heel to toe drop là gì
Độ chênh lệch giữa chiều cao gót giày và chiều cao phần mũi - "Heel-Toe Drop" - là chênh lệch độ cao từ gót chân đến mũi bàn chân khi đi giày (tính bằng milimet). Ví dụ, nếu gót giày cao 15mm và phần mũi 10mm, thì độ chênh lệch là 5mm.
Độ chênh lệch này không chỉ đơn thuần là thông số kỹ thuật, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cách bàn chân của bạn tiếp đất khi chạy, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái và khả năng phòng tránh chấn thương.
Khi độ chênh lệch giữa gót và ngón chân (heel to toe) càng cao, độ dốc từ gót xuống ngón chân trong giày càng tăng lên. Ngược lại, khi giày zero drop đồng nghĩa với việc gót chân và ngón chân nằm trên cùng một mặt phẳng, không có độ dốc. Thông thường, một đôi giày chạy bộ tiêu chuẩn sẽ có heel-toe drop khoảng 10 mm, tạo ra sự cân đối nhất định giữa gót và mu bàn chân.
- Giày Có Độ Chênh Lệch Thấp (< 4mm): Những đôi giày này tạo cảm giác gần gũi khi chạy chân trần, giúp bàn chân tiếp đất một cách tự nhiên hơn cũng như giảm thiểu rủi ro chấn thương.
- Giày Có Độ Chênh Lệch Cao (> 8mm): Loại giày này hỗ trợ bàn chân tiếp đất bằng gót chân trước, cung cấp sự ổn định tối ưu và bảo vệ cấu trúc chân.
Ảnh hưởng của heel-to-toe-drop đến bàn chân của bạn là gì?
Cách tiếp đất
Ảnh hưởng chính của độ dốc (heel-toe drop) trong giày chạy là cách chân tiếp xúc với mặt đất. Đôi giày có độ dốc thấp được khuyến khích người chạy tiếp đất bằng mũi hoặc toàn bộ bàn chân, mang lại cảm giác chạy tự nhiên hơn. Ngược lại, giày có độ dốc cao hơn sẽ hỗ trợ tiếp đất bằng gót chân, giúp giảm áp lực lên mắt cá chân và phân phối lực tác động đều hơn lên cả bàn chân.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn một đôi giày có độ dốc cao và cố gắng tiếp đất bằng cả bàn chân, nó mang đến cảm thấy không thoải mái và thậm chí làm đau mũi chân. Điều này cho thấy việc lựa chọn đôi giày có độ dốc phù hợp với kiểu chạy của bạn là điều quan trọng để tạo nên sự thoải mái và hiệu suất tối ưu khi chạy.
Ảnh hưởng đến các vị trí trên cơ thể
Độ dốc trong giày chạy bộ còn ảnh hưởng đến cách bàn chân tiếp xúc với vị trí cơ thể chịu lực tác động khi chạy.
Cụ thể, giày có độ dốc cao tiếp đất bằng gót chân, dẫn đến việc lực tác động chủ yếu ảnh hưởng lên đầu gối và hông. Ngược lại, giày có độ dốc thấp, thúc đẩy việc tiếp đất bằng mũi chân hoặc toàn bộ bàn chân, tạo ra tác động mạnh hơn lên bàn chân, cổ chân, gân Achilles và bắp chân.
Nhịp chạy
Chênh lệch độ cao mũi và gót giày tác động đến nhịp chạy của bạn, là do mối liên hệ giữa cách tiếp đất và tốc độ các bước chạy.
Khi bạn chạy với cách tiếp đất bằng gót, quá trình tiếp xúc của chân với mặt đất diễn ra chậm hơn, bắt đầu từ gót chân và di chuyển dần đến mũi chân. Điều này thường đòi hỏi bước chân dài hơn và nâng cao chân hơn, dẫn đến giảm nhịp chạy.
Ngược lại, khi sử dụng giày có độ dốc thấp, tiếp đất nhanh hơn bằng mũi chân hoặc toàn bộ bàn chân làm tăng tốc độ chạy và nhịp chạy của bạn. Điều này không chỉ giảm thời gian tiếp xúc của chân với mặt đất mà còn giảm tác động lên chân, cổ chân và bắp chân, tạo ra hiệu quả chạy nhẹ nhàng và nhanh hơn.
Mức độ dốc nào là tốt nhất cho bạn?
Khi lựa chọn độ dốc gót-mũi giày (heel-to-toe drop) có nhiều yếu tố cần xem xét, nhưng dưới đây là lời khuyên của chúng tôi:
Bạn có thể chọn độ dốc cao hơn nếu:
- Thường chạm gót chân xuống đất trước khi chạy.
- Gặp vấn đề về đau chân, mắt cá chân, hoặc từng bị chấn thương.
- Tiền sử bị viêm gân Achilles, cơ bắp chân căng hoặc các yếu tố khác buộc bạn nên giảm áp lực lên gân Achilles của mình.
Ngược lại, bạn có thể chọn độ dốc thấp hơn nếu:
- Thường tiếp đất bằng phần giữa hoặc phần trước của bàn chân.
- Gặp rắc rối với đau đầu gối hoặc hông.
Tuy nhiên, trải nghiệm chạy bộ cá nhân sẽ là chỉ số tốt nhất để xác định độ dốc phù hợp với bạn. Và bạn nên nhớ rằng, độ dốc ban đầu của giày khi mới chạy sẽ giảm dần theo thời gian do mòn tự nhiên, đặc biệt trong trường hợp bạn thường xuyên tiếp đất bằng gót.
Noài ra, bạn có thể cân nhắc một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định chọn giày chạy bộ có độ dốc gót-mũi như:
- Sức khoẻ Bàn Chân và Cổ Chân: Chọn giày có độ dốc lớn nếu bạn có vấn đề về bàn chân, cổ chân, gót chân hoặc bắp chân.
- Sức khoẻ Đầu Gối và Hông: Nếu gặp vấn đề ở đầu gối hay hông, ưu tiên giày có độ dốc thấp.
- Nhịp chạy và Sải chân: Những người chạy với nhịp nhanh và sải chân ngắn nên chọn giày có độ dốc thấp; ngược lại, những người chạy nhịp chậm, sải lớn nên chọn giày độ dốc cao.
- Địa hình Chạy: Trên đường mòn, giày có độ dốc thấp giúp thích nghi và cảm nhận địa hình tốt hơn.
- Thay Đổi Độ Dốc Giày: Khi muốn thay đổi từ giày độ dốc cao sang thấp hoặc ngược lại, thực hiện thay đổi một cách từ từ để tránh gây chấn thương và làm quen dần với độ dốc mới.
- Hướng dẫn Chạy bộ cho Người mới từ A tới Z
- Chạy bộ trên máy và ngoài trời: Lựa chọn nào tối ưu cho runner
Happyrun - Điểm đến luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn!
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về độ chênh lệch độ cao mũi/gót giày hoặc bất kỳ yếu tố nào khác khi chọn đôi giày chạy bộ phù hợp với nhu cầu của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy chọn cho mình một đôi giày tốt để tránh chấn thương thể thao và hạn chế các vấn đề sức khoẻ khác.
Hãy gọi cho Happyrun qua số hotline 0398693638 để “kiểm tra sức khoẻ" bàn chân và mắt cá chân, từ đó lựa chọn đôi giày phù hợp nhất.
Kết luận
Sự chênh lệch mũi và gót giày là yếu tố quan trọng để bạn đưa ra quyết định mua giày chạy bộ. Hãy căn cứ vào mong muốn, tình trạng hiện tại và đặc biệt là lắng nghe phản ứng cơ thể để lựa chọn một đôi giày êm ái, thoải mái và an toàn nhé!