Tăng Tốc Độ, Cải Thiện Sức Bền Một Cách Hiệu Quả

7 cách ngăn ngừa phồng rộp khi chạy bộ

Hoa Nguyen
Th 3 20/09/2022 7 phút đọc
Nội dung bài viết

Phồng rộp khi chạy là nỗi đau của bất kỳ người chạy nào, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Chúng làm mất rất nhiều thời gian trong lịch trình luyện tập trong khi bạn hồi phục sức khỏe.

Phồng rộp là chấn thương phổ biến nhất mà người chạy bộ gặp phải. Vì vậy biết cách ngăn ngừa vết phồng rộp khi chạy là điều nên làm.

Cũng như rất nhiều chấn thương, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Xem cách ngăn phồng rộp sau đây để không phải lãng phí thời gian cho điều trị.

Các vết phồng rộp khi chạy

Các vết phồng rộp xảy ra khi da của bạn bị tổn thương do nhiệt hoặc do ma sát và cọ xát. Khi da bị tổn thương, một bọc chất lỏng sẽ hình thành giữa các lớp da trên cùng để bảo vệ chân khỏi bị tổn thương thêm.

Tại sao bạn bị phồng rộp khi chạy?

Có ba lý do chính khiến bạn bị phồng rộp khi chạy:

Da cọ xát với tất dễ gây phồng rộp khi chạy

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vết phồng rộp khi chạy. Nếu tất không vừa vặn, nó sẽ trượt trên da chân gây ra ma sát.

Mang sai giày

Kích thước giày không phù hợp (quá nhỏ) khiến bàn chân phải chịu sự đè ép trong suốt thời gian bạn chạy. Mang giày quá nhỏ không chỉ dễ dẫn đến mụn nước, phồng rộp mà còn là “kẻ đầu xỏ” khiến người chạy bị móng chân đen.

Một đôi giày thích hợp phải vừa cả chiều dài bàn chân và vừa với cả chiều rộng và chiều cao của vòm chân. Nếu giày đang dùng không hợp với bàn chân, nó sẽ gây áp lực lên các điểm cụ thể trên chân (ngón út, xương ngón cái, gân a-sin, vòm chân). Điều này gây ra sự cọ xát, do đó sẽ dẫn đến mụn nước.

Cơ địa

Nếu chân của bạn quá ẩm, da sẽ mềm. Và điều này cũng khiến chúng dễ bị phồng rộp hơn. Đồng thời, nếu chúng quá khô, chúng cũng có thể dễ bị nổi mụn nước hơn.

Tin tốt là có cách tránh bị phồng rộp khi chạy. Có một số phương pháp khác nhau sẽ phù hợp với các loại vận động viên khác nhau.

Sơ cứu khi chân bị phồng rộp

Nếu bạn nhận thấy trong khi chạy có vết phồng rộp ở chân, bạn nên kết thúc buổi tập sớm. Đây là cách duy nhất để giữ cho vết phồng rộp không trở nên nặng hơn hoặc thậm chí bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, nếu bạn bị đau khi dồn trọng lượng vào chân, điều này sẽ ảnh hưởng đến phong cách chạy của bạn và có thể dẫn đến các kiểu “đau bù” sau chạy.

Nếu các vết phồng rộp xuất hiện trong một cuộc đua, bạn chỉ có thể làm một điều duy nhất: cười toe toét và chịu đựng nó! Nếu có thể, hãy để một miếng thuốc dán lên các nốt đau để giúp giảm sự cọ xát.

Sau khi chạy xong, việc đầu tiên bạn nên làm là nghỉ ngơi để chân phục hồi . Điều này giúp da bạn có thời gian để chữa lành và không làm cho vết thương nặng hơn.

7 cách ngăn ngừa bàn chân bị phồng rộp khi chạy

Bạn có thể làm theo một số phương pháp khác nhau để giảm nguy cơ hình thành mụn nước, phồng rộp. Dưới đây là 7 cách bạn có thể ngăn ngừa phồng rộp khi chạy:

Chọn tất phù hợp

Tất chạy được thiết kế đặc biệt để giảm nguy cơ hình thành mụn nước. Tất chạy bộ chuyên nghiệp sẽ hút mồ hôi khỏi da (chất liệu thường là vải wicking). Tất chạy bộ cũng sẽ không sử dụng bất kỳ đường may khó chịu nào có thể gây ra cọ xát và ma sát.

Cũng giống như giày chạy bộ, bạn nên xỏ tất chạy bộ vào trước khi tham gia một cuộc chạy trung bình đến dài hoặc một cuộc thi như marathon. Làm quen với việc sử dụng tất chạy bộ có thể khiến bạn cảm nhận được rõ rệt hiệu quả mà chúng mang lại.

Tham khảo tất chạy bộ phù hợp:

Mang giày chạy bộ phù hợp

Hãy đảm bảo giày chạy của bạn không quá nhỏ hoặc không vừa chân để tránh những cọ xát và dẫn đến phồng rộp. Bạn nên có ít nhất 1.5cm không gian giữa ngón chân cái và mũi giày. Điều này sẽ tạo khoảng trống cho việc chân bị sưng to ra khi chạy dài và chuyển động khi chạy xuống dốc.

Nếu bạn có các bệnh/chấn thương trên chân viêm khớp biến dạng ngón chân cái (bunions) hay gai gót chân, đầu tư vào những đôi giày vừa vặn hơn sẽ giúp bạn bớt đau và khiến bệnh không phát triển nặng hơn.

Chọn giày phù hợp với kiểu chân là yếu tố cực kì quan trọng để có cảm giác dễ chịu và thoải mái dưới chân khi chạy. Có rất nhiều đôi giày tốt nhưng không phải đôi giày tốt nào cũng phù hợp với chân của bạn. Đi sai kiểu giày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các chấn thương ở người chạy. Chưa biết kiểu chân của mình? Tham khảo Cách Chọn giày!
Tham khảo giày chạy bộ chuyên dụng TẠI ĐÂY!

Giữ da khô ráo để tránh phồng rộp khi chạy

Giữ da khô ráo là một cách hiệu quả để tránh bị phồng rộp khi chạy. Nếu bạn nhận thấy chân của bạn đặc biệt đổ mồ hôi khi chạy đường dài, hãy cân nhắc sử dụng bột tan (phấn rôm) để chống mồ hôi hoặc một sản phẩm làm khô da chuyên dụng khác. Điều này sẽ làm chân bạn không hoặc ít bị ẩm ướt hơn.

Nhưng cũng tránh để da quá khô

Mặt khác, một số người có làn da rất khô và cũng dễ khiến da bị nỏi mụn nước. Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy cân nhắc sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm hoặc chất bôi trơn cho chân như Vaseline hay sáp ngăn ngừa phòng rộp.

Ngăn ngừa Phồng rộp chân khi chạy bộ

Mua Ngay Sáp Ngừa phồng rộp chân khi chạy bộ

Băng bó chân của bạn

Đôi khi phồng rộp là không thể tránh khỏi. Và nếu bạn chuẩn bị tham gia một cuộc đua lớn và nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của phồng rộp, hãy cân nhắc sử dụng băng dính chân để làm giảm sự cọ xát vào vùng nguy cơ. Có nhiều nhãn hiệu khác nhau mà bạn có thể mua ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng đồ chạy bộ chuyên dụng.

Không loại bỏ vết chai

Cơ thể bạn sẽ tự tích tụ các vết chai ở những điểm cụ thể mà chân chịu nhiều ma sát. Đôi khi bạn nhìn thấy không thuận mắt nên sẽ muốn loại bỏ chúng ngay. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm vậy. Các vết chai giúp ngăn ngừa các vết phồng rộp gây đau và khó coi hơn.

Để chân dần dần thích nghi

Bạn càng chạy, chân của bạn sẽ càng cứng cáp hơn hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể xảy ra trong một sớm một chiều. Vì vậy, hãy cố gắng tăng dần quãng đường để chân trở nên cứng cáp hơn một cách tự nhiên.

Trên đây là chia sẻ của HappyRun để giúp bạn đối phó với phồng rộp khi chạy - chấn thương phổ biến nhất trong chạy bộ. Hi vọng với những kiến thức này, phồng rộp sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn khi chạy bộ nữa.
Thường xuyên theo dõi các bài viết của HappyRun để có thêm thật nhiều kiến thức chạy bộ hữu ích!

Nguồn: asics

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến Chạy marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Chạy Khoẻ hơn, Thông minh hơn
5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

Th 2 11/11/2024 3 phút đọc

Bài tập nghiêng khung chậu (Pelvic Tilt)Bài tập nghiêng khung chậu là một bài tập tăng cường sức mạnh, sử dụng cơ bụng để tác động... Đọc tiếp

6 Mẹo Giảm Đau Chân Sau Khi Chạy Bộ

6 Mẹo Giảm Đau Chân Sau Khi Chạy Bộ

CN 10/11/2024 4 phút đọc

Cảm thấy cứng hoặc đau chân sau khi chạy hoặc các loại hình tập thể dục khác là điều cực kỳ phổ biến, đặc biệt nếu... Đọc tiếp

Đau cổ vai gáy khi chạy bộ: nguyên nhân và cách phòng tránh

Đau cổ vai gáy khi chạy bộ: nguyên nhân và cách phòng tránh

Th 7 02/11/2024 5 phút đọc

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khi chạy bộTrước khi tìm hiểu cách khắc phục, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra đau... Đọc tiếp

Nội dung bài viết