Viêm biến dạng đau khớp ngón chân cái

Hoa Nguyen
Th 5 22/09/2022 8 phút đọc
Nội dung bài viết

Đau khớp ngón chân cái không phải tình trạng hiếm gặp. Đa số người chạy đều bị đau nhức chân vào một thời điểm nào đó. Theo nghiên cứu, có 5,7% đến 39,3% người chạy gặp chấn thương chân. Móng chân đen, viêm cân gan chân , viêm gân achilles, gai gót chân, đau cẳng chân, đau đầu gối, ITBand… đều là những chấn thương chân phổ biến nhất ở người chạy. Nguyên nhân do chân là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với mặt đất khi chúng ta chạy.

Trong hướng dẫn này, HappyRun sẽ cung cấp các thông tin có thể bạn quan tâm về Bunions - Viêm khớp biến dạng ngón chân cái (đau khớp ngón chân cái).

Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì

Đau khớp ngón chân cái thường là do viêm khớp biến dạng ngón chân cái (bunion hay valgus hallux). Đó là một dị tật ở bàn chân, trong đó ngón chân cái hướng vào ngón thứ hai còn khớp bàn ngón chân cái thì hướng ra phía đối diện. Điều này gây ra vết lồi lõm nổi bật trên bàn chân và làm thay đổi sự liên kết cũng như cách bàn chân chịu lực tác động khi chạy. 

Đau khớp ngón chân cái

Viêm khớp ngón chân cái có thể gây đau đớn vì nó có thể bị nứt, cọ xát bởi giày dép bạn đi. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 23% người từ 18 đến 65 tuổi và khoảng 36% người trên 65 tuổi bị viêm khớp ngón chân cái ở một hoặc cả hai bàn chân.

Tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt cao ở phụ nữ. Nguyên nhân vì phụ nữ thường có thói quen đi giày cao gót. Nói cách khác, giày dép có thể làm tăng nguy cơ làm ra tình trạng vẹo ngón chân cái.

Triệu chứng đau khớp ngón chân cái 

Dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm khớp biến dạng ngón chân cái ngón chân cái bị nghiêng lệch vào ngón chân trỏ và phần khớp bàn ngón chân cái bị chĩa ra ngoài.

Viêm khớp ngón chân cái tạo ra vết sưng tròn và cứng, nhìn khá giống với mắt cá chân của bạn.

Đau khớp ngón chân cái

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tạo các vết chai sần hoặc làm phần da ở khớp bàn ngón chân cái bị cọ xát, ửng đỏ. Điều này sẽ đặc biệt dễ thấy nếu bạn đang bị bệnh này và chạy bộ với đôi giày có độ rộng tiêu chuẩn .(Chứ không phải bản rộng cho người có chân bè).

Vì sao bị đau khớp ngón chân cái

Biến dạng ngón chân cái được cho là kết quả của sự mất cân bằng giữa các cơ bên ngoài và bên trong của bàn chân, chủ yếu là dây chằng.

Trong điều kiện bình thường, sự liên kết tạo khớp bàn ngón chân cái được duy trì bởi cơ mác dài bên. Cơ dạng ngón chân cái với các dây chằng khớp gối duy trì sự liên kết này..

Nếu đôi giày chật gây áp lực lên khớp đầu tiên ngón chân cái, cổ chân bắt đầu di chuyển sao cho ngón chân hướng về phía ngón chân thứ hai của bạn và phần khớp đầu tiên ngón chân cái hướng vào giữa của hai bàn chân.

Khi điều này xảy ra, nó sẽ thay đổi góc kéo của các cơ hướng ngón chân cái về phía trước. Sự tác động lẫn nhau lâu dài này làm ảnh hưởng đến các cơ điều khiển các ngón chân còn lại. Dần dần, các ngón chân bị lệch khỏi vị trí và hình dạng cơ học tự nhiên, gây mất cân bằng.

Ngoài ra, lực kéo này làm căng dây chằng khớp gối và bao khớp, có thể khiến chúng bị đứt/vỡ.

Các cấu trúc này hỗ trợ hoạt động dọc theo bề mặt trung gian của bàn chân. vì vậy, nếu chúng bị phá vỡ, các cấu trúc bên (cơ khép ngón chân cái  và dây chằng bên trụ khớp ngón cái) cũng không kiểm soát được và làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Nguyên nhân gây viêm khớp biến dạng ngón chân cái ở người chạy

Như đã nói ở trên, loại giày dép chúng ta đi có thể ảnh hưởng tới viêm khớp biến dạng ngón chân.

Mặc dù bất kỳ đôi giày nào cũng có thể góp phần hình thành viêm khớp ngón cái nhưng người chạy thường có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn do tính chất của các loại giày chạy.

Nhiều đôi giày chạy bộ có phần mũi giày tương đối thuôn nhọn (giống như hình dạng của giày cao gót). Hình dạng này gây áp lực lên khớp bàn ngón chân cái, ép ngón cái nghiêng vào các ngón chân khác cho phù hợp với  kiểu thuôn của giày. Sau thời gian giày chịu áp lực như vậy, khớp bàn ngón cái có thể bị viêm.

Hơn nữa, hầu hết các loại giày chạy bộ đều có chênh lệch độ cao của gót và mũi giày. Nghĩa là gót giày thường cao hơn mũi giày (thường là 8-13mm). Độ dốc này góp phần tạo thêm áp lực lên các ngón chân, đặc biệt là phần khớp bàn.

Đi giày có độ chênh lệch độ cao gót-mũi lớn cũng có thể gây ra việc gân Achilles bị ngắn đi. Từ đó, khiến chân bạn phẳng (bẹt) đi. Bàn chân bẹt lại làm tăng thêm áp lực lên ngón chân cái và làm thay đổi sự phân bố lực lên bàn chân khi di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến tình hình càng tệ đi.

Phòng tránh viêm khớp ngón chân cái ở người chạy

Cách tốt nhất để người chạy bộ ngăn ngừa viêm khớp ngón cái là chọn giày dép có tác dụng khuyến khích sự co giãn tự nhiên của bàn chân khi chịu trọng lượng.

Hầu hết các loại giày chạy bộ đều có phần mũi giày hẹp và tỷ lệ độ cao gót giày-mũi giày thường là 2: 1. Cả hai đặc điểm thiết kế này có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình hình bệnh. Thay vào đó, hãy thử những đôi giày chạy zero drop (không dốc) có mũi rộng để các ngón chân co duỗi tự nhiên khi bạn chạy.

Những lúc không chạy, không nên đi giày cao gót. Bạn tốt nhất nên mang giày rộng, dép hoặc đi chân trần quanh nhà để bàn chân của bạn hoạt động tự nhiên.

Tham khảo dép y khoa Aetrex chuyên dành cho bệnh nhân bị viêm khớp biến dạng ngón chân cái, bàn chân bẹt, bàn chân vòm cao, viêm cân gan chân, viêm gân achilles… Với thiết kế giúp phân bố đồng đều áp lực lên bàn chân và chỉnh hình vòm bàn chân, dép không chỉ giúp giảm thiểu các cơn đau nhức mà còn phòng ngừa bệnh viêm khớp ngón cái và nhiều bệnh bàn chân khác.

Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho các cơ chân cũng giúp ngăn ngừa viêm khớp bàn ngón cái. Các bài tập như nhặt viên bi bằng chân, vò và siết chặt một chiếc khăn bằng các ngón chân… có thể hữu hiệu.

Điều trị viêm khớp ngón chân cái

# 1: Lựa chọn giày chạy bộ thích hợp

Giày có mũi rộng, độ drop thấp hoặc zero drop là lí tưởng nhất.

# 2: Mang dép hồi phục

Mang dép phục hồi giúp bàn chân được thả lỏng sau khi tập luyện căng thẳng. Chọn dép êm mềm, thoải mái. (Dép hỗ trợ riêng cho bệnh viêm khớp ngón chân cái càng tốt.)

# 3: Sử dụng đệm lót

Sử dụng đệm lót phần khớp bàn ngón chân giúp giảm áp lực, giảm thiểu tình trạng khớp bị chà sát với giày.

# 4: Chườm đá

Nếu vùng khớp bàn ngón cái bị đau sau khi chạy, hãy chườm đá vùng đó trong 10-15 phút để giảm sưng và khó chịu.

# 5: Sử dụng lót giày chỉnh hình

Lót giày chỉnh hình hỗ trợ vòm bàn chân, căn chỉnh và phân bố áp lực đồng đều lên chân. Từ đó, hạn chế căng thẳng lên vùng bị đau. Lót giày chỉnh hình Aetrex và Ironman là hai thương hiệu được Hiệp hội y khoa Mỹ khuyên dùng. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY!

# 7: Thử các bài tập yoga cho ngón chân

Các bài tập như nâng ngón chân cái, chỉ và duỗi ngón chân cái có thể tăng cường khả năng vận động và sức mạnh của ngón chân cái.

# 8: Mát xa

Xoa bóp vòm chân và phần xung quanh vùng bị đau có thể giảm bớt sự khó chịu sau khi chạy.

# 9: Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch có thể chữa dị dạng và giải quyết cơn đau của bạn.

Nguồn: marathonhandbook

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến chinh phục marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Coaching Chạy bộ cùng Happyrun - Chạy bộ dễ dàng
Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Th 3 07/05/2024 9 phút đọc

1. Đánh giá Thể trạng cơ thểNghe có vẻ hài hước nhỉ, nhưng chạy bộ về cơ bản giống như nhảy lò cò trên một chân... Đọc tiếp

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Th 3 07/05/2024 8 phút đọc

Con lăn xốp thực sự có tác dụng gì? Con lăn xốp có thể được sử dụng để giúp cải thiện thành tích thể thao. Chúng được... Đọc tiếp

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

Th 3 07/05/2024 3 phút đọc

Bài tập nghiêng khung chậu (Pelvic Tilt)Bài tập nghiêng khung chậu là một bài tập tăng cường sức mạnh, sử dụng cơ bụng để tác động... Đọc tiếp

Nội dung bài viết