Sự thật về tuổi thọ của giày chạy bộ

Hoa Nguyen
Th 5 22/09/2022 7 phút đọc
Nội dung bài viết

Chạy bộ có tác dụng to lớn tới cả sức khỏe vật chất lẫn tinh thần. Để rèn luyện hiệu quả, runner phải luôn ghi nhớ khởi động, hạ nhiệt, tập xen kẽ các bài tăng sức mạnh và mặc trang phục phù hợp... Đặc biệt, khi chạy bộ, bàn chân chịu nhiều lực tải, dễ gặp chấn thương nhất, do vậy một đôi giày chạy tốt, vừa chân cũng là yếu tố được coi trọng hàng đầu.

Có cần thiết để thay giày chạy bộ

Giày chạy bộ rất bền, nhưng runner không nên sử dụng một đôi quá nhiều và quá lâu. Giày chạy bộ bị chúng ta dẫm dưới chân, dính mồ hôi, chà sát trên mặt đường và bám bụi, thậm chí là bùn đất. Theo thời gian, đế ngoài của giày dần bị bào mòn và lớp bọt dày bị ép nén lại dưới sức nặng của cơ thể chúng ta. 

Khi giày chạy còn mới, chúng bảo vệ bạn khỏi mặt đường cứng thậm chí gồ ghề, giúp giảm thiểu chướng ngại để bạn chạy một cách trơn tru và mượt mà. Tuy nhiên, khi đôi giày được dùng đã quá nhiều, chúng sẽ mất đi khả năng bảo vệ bàn chân và các khớp của bạn khỏi những cú va chạm và áp lực trong quá trình chạy. Điều này có thể làm tăng sự đau nhức và nguy cơ chấn thương.

Có nhiều cách để làm cho giày chạy của bạn bền hơn, nhưng điều quan trọng là bạn phải thay giày chạy đều đặn.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tuổi thọ của giày chạy bộ, các dấu hiệu khi giày đã bị mòn, điều cần làm để chúng bền lâu hơn và thời điểm nên thay giày chạy bộ.

Một đôi giày chạy bộ có thể dùng bao nhiêu km

Tuổi Thọ Của Giày

Các công ty sản xuất và phân phối lốp xe khuyến khích mọi người nên thay lốp sau mỗi 96.500 km và dầu nên được thay sau khoảng 8000 km. Cũng giống như lốp xe và dầu, trong quá trình tập luyện runner cần chú ý  tuổi thọ của giày chạy bộ. Nếu bạn giữ thói quen theo dõi số quãng đường đã chạy của mỗi đôi giày bạn sẽ nhận thấy rằng đa số những đôi giày có chất lượng tốt có tuổi thọ khoảng 500-800 km (tương đương khoảng 4-6 tháng với những runner chạy khoảng 32km/tuần). Đối với giày chạy đua thì tuổi thọ của giày sẽ ngắn hơn do những đôi giày này được thiết kế để nhẹ hơn và nhanh hơn. Một trong những cách tốt nhất để đếm số km đã chạy của một đôi giày là sử dụng đồng hồ chạy bộ Garmin. Đây là thương hiệu luôn được biết đến là dòng đồng hồ thể thao và GPS chuyên nghiệp với những tính năng độc quyền hỗ trợ tối đa cho việc tập luyện thể thao không chuyên và chuyên nghiệp.

Tuổi thọ của giày còn phụ thuộc vào kiểu bàn chân, tư thế chạy, mặt đường hay chạy,... Những runner có dáng chạy không đều, trọng lượng cơ thể lớn và hay chạy ở mặt đường nhiều sỏi đá, gập ghềnh nên thường xuyên thay giày hơn. 

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ giày chạy

Tuổi Thọ Của Giày

Sau khi dùng một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần phải thay giày. Đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, runner có thể kéo dài tuổi thọ của giày chạy bộ một chút nếu biết cách giữ gìn và sử dụng hợp lý. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Có ít nhất hai đôi giày: Nếu bạn chạy một đôi giày với một khoảng thời gian dài, đôi giày đó phải gánh toàn bộ trọng lượng, áp lực trong quá trình chạy của bạn. Tuy nhiên, việc luân phiên nhiều đôi giày phù hợp làm giảm bớt áp lực lên đôi giày nên chúng sẽ dùng được lâu hơn. Ngoài ra, runner nên cởi giày bằng cách tháo dây, không rút gót chân ra trước để giảm tác động lên gót giày và kéo giãn phụ kiện.
  • Làm khô giày: Sự đổ mồ hôi trong quá trình tập luyện hay việc chạy bộ trong điều kiện thời tiết ẩm ướt khiến đôi giày chạy bị ướt. Để giữ dáng giày, bạn cần lau khô giày. Bạn có thể nhét báo cũ vào trong giày để nó khô nhanh hơn hoặc để giày thông thoáng vài ngày trước khi dùng lại.
  • Làm sạch: Sau một thời gian sử dụng giày sẽ bị bám bụi, dính bùn đất. Nếu không được làm sạch, phần trên đôi giày dễ bị trầy xước và nhanh hỏng hơn. Cần lau sạch giày sau mỗi lần chạy, loại bỏ bùn đất, nước, các loại đá sỏi mắc kẹt trong các kẽ. Khi giặt giày, bạn không nên giặt  mà dùng tay chà vết bẩn bằng miếng bọt biển và một ít xà phòng rồi để khô tự nhiên. Tránh dùng máy sấy vì nhiệt độ cao dễ làm hỏng đế.
  • Chạy trên những mặt đường thích hợp: Để giữ giày bền, bạn chỉ nên mang khi chạy, tránh dùng cho di chuyển hàng ngày. Ngoài ra, mỗi loại giày được sản xuất để hỗ trợ runner luyện tập trên những loại đường khác nhau: giày chạy trên vỉa hè, giày chạy đường mòn...Nếu bạn dùng giày chạy vỉa hè để chạy đường mòn thì sẽ không đủ độ bám, và nếu dùng giày chạy đường mòn cho các buổi chạy trên vỉa hè thì đế giày nhanh bị bào mòn, hư hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi giày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi buổi tập. Với thời tiết ẩm ướt, bạn nên dùng những đôi giày có độ bám tốt và thoát nước nhanh.

Các dấu hiệu cho biết bạn nên thay giày chạy

  • Bạn cảm thấy đế giày bằng phẳng, không còn đàn hồi nữa: Ở các đôi giày mới, lớp bọt đệm ở đế giữa có tác dụng hấp thụ lực tác động khi bạn chạy, giúp bàn chân và khớp tránh khỏi những va đập mạnh. Tuy nhiên, khi giày cũ đi, nó sẽ mất khả năng đệm và đàn hồi, cũng như khả năng bảo vệ bàn chân và khớp khỏi va đập. Vì vậy, nếu bạn không còn cảm giác đệm và đàn hồi dưới chân khi chạy nữa, có lẽ bạn nên thay giày.
  • Bạn cảm thấy những cơn đau nhức dai dẳng: Tập luyện với cường độ lớn hoặc tăng khoảng cách chạy có thể khiến bạn đau nhức vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn tập luyện với cường độ bình thường, bạn nên thay một đôi giày mới.
  • Đế giày bị mòn: Phần rãnh ở đế ngoài của đôi giày có khả năng giúp bạn tiếp đất một cách êm ái, không bị trơn trượt. Nhưng việc chạy bộ khiến đế giày bị mài mòn, đặc biệt khi bạn thường chạy trên mặt bê tông và nhựa đường. Khi đế bị mòn, khả năng bám đường của giày bị giảm và không giúp bạn tiếp đất một cách êm ái nữa.
  • Sự mài mòn ở đế không đều: Nếu đế giày có sự mài mòn không đều ở các mảng khác nhau, bạn không chỉ phải thay một đôi giày mới mà là một loại giày mới. Sự mài mòn không đều ở đế giày cho thấy đôi giày hiện tại không phù hợp với kiểu chân và cách tiếp đất của bạn. Bạn nên mang theo đôi giày đó đến HappyRun để được phân tích và tư vấn một loại giày mới có thể hỗ trợ cho bàn chân của bạn.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến chinh phục marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Coaching Chạy bộ cùng Happyrun - Chạy bộ dễ dàng
Kelvin Kiptum: Tư thế chạy bộ đúng để chạy nhanh hơn và tránh chấn thương

Kelvin Kiptum: Tư thế chạy bộ đúng để chạy nhanh hơn và tránh chấn thương

Th 2 13/05/2024 6 phút đọc

Tại sao Tư thế chạy đúng kỹ thuật lại quan trọng?Hãy bắt đầu bằng việc nói về tại sao tư thế chạy đúng kỹ thuật lại... Đọc tiếp

Bí quyết làm chủ đường chạy: 4 cách để chinh phục giải đua sắp tới

Bí quyết làm chủ đường chạy: 4 cách để chinh phục giải đua sắp tới

CN 12/05/2024 8 phút đọc

Hình ảnh tích cực và gợi ý tinh thần Bước đầu tiên để đua tốt và vượt qua những rào cản tinh thần là chuẩn bị tâm... Đọc tiếp

Giải mã bí mật pace trong chạy bộ: Tốc độ tối ưu cho từng mục tiêu chạy bộ

Giải mã bí mật pace trong chạy bộ: Tốc độ tối ưu cho từng mục tiêu chạy bộ

Th 6 10/05/2024 11 phút đọc

Bạn có biết pace là gì trong chạy bộ không? Pace là một thuật ngữ quan trọng để đo lường và điều chỉnh tốc độ chạy... Đọc tiếp

Nội dung bài viết