5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

Do Trong Linh
Th 3 07/05/2024 3 phút đọc

Luyện tập bổ trợ cho chứng đau lưng dưới (low back pain) bao gồm sự kết hợp của các bài tập tăng cường sức mạnh, kéo giãn và xây dựng cơ vùng core với mục tiêu:

  • Kích hoạt và rèn luyện các cơ xung quanh cột sống để hỗ trợ và tăng sự ổn định cho vùng thắt lưng.
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi ở các mô cột sống nhằm giảm đau, cải thiện thăng bằng và phục hồi khả năng vận động.
  • Liệu trình tập luyện thường bắt đầu với ít lần lặp lại và tăng dần khi sức mạnh vùng thắt lưng được cải thiện.
  • Các bài tập được mô tả dưới đây được thiết kế dành riêng cho việc điều trị đau lưng dưới bằng cách xây dựng sức bền ở các cơ vùng thắt lưng, khung chậu và cơ chân theo thời gian.
Nội dung bài viết

Bài tập nghiêng khung chậu (Pelvic Tilt)

Bài tập cải thiện xương chậu giảm đau lưng

Bài tập nghiêng khung chậu là một bài tập tăng cường sức mạnh, sử dụng cơ bụng để tác động đến cột sống.

  • Nằm trên sàn nhà, đầu gối co, bàn chân đặt phẳng trên sàn.
  • Siết chặt cơ bụng dưới, kéo rốn và vùng thắt lưng hướng về phía sàn, không sử dụng cơ mông hay cơ chân.
  • Giữ trong 10 giây và thả lỏng.
  • Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại.

Kéo giãn cơ đùi sau tư thế dựa tường (Wall Hamstring Stretch)

Bài tập giãn cơ đùi sau

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau giúp các cơ ở đùi luôn được kéo dài và linh hoạt, hỗ trợ ổn định và nâng đỡ cột sống.

  • Nằm ngửa gần tường hoặc khung cửa.
  • Một chân duỗi thẳng trên sàn, chân còn lại đặt lên tường, không gập đầu gối.
  • Giữ tư thế này trong 30 giây đến một phút.
  • Lặp lại động tác 3 lần cho mỗi chân, mỗi lần 2 hiệp.

Kéo giãn cơ gấp hông tư thế quỳ (Kneeling Lunge Stretch)

Bài tập giãn cơ gấp hông

Bài tập kéo giãn cơ gấp hông tư thế quỳ giúp cải thiện sự dẻo dai và linh hoạt của các cơ gấp hông nằm ở phần trên phía trước của đùi.

  • Bắt đầu ở tư thế quỳ gối, sau đó đặt một chân lên sàn sao cho bàn chân nằm phẳng.
  • Đặt hai bàn tay lên đùi, trọng lượng cơ thể được phân bổ đều trên cả hai chân.
  • Đưa hông về phía trước cho đến khi cảm thấy căng nhẹ ở phía trước hông.
  • Giữ tư thế này trong tối đa 30 giây cho mỗi bên.
  • Lặp lại 3 lần cho mỗi chân, mỗi lần 2 hiệp.

Kéo giãn cơ gấp hông tư thế đứng (Standing Lunge Stretch)

Nếu bài tập giãn hông tư thế quỳ gây khó khăn, bạn có thể tập biến thể đứng bằng cách bước một chân lên trước, đặt hai bàn tay lên hông hoặc chống vào tường để giữ thăng bằng, và dịch chuyển trọng lượng về phía trước cho đến khi cảm thấy căng nhẹ ở phía trước hông. Giữ và lặp lại giống như tư thế quỳ.

Bài tập "Chim - Chó" (Bird Dog)

Bài tập plank tư thế chim chó

Bài tập Chim - Chó giúp kích hoạt các cơ cột sống và cơ vùng core để cải thiện sức mạnh vùng trung tâm và sự ổn định của cột sống.

  • Bắt đầu ở tư thế bò (tay chống, đầu gối chạm sàn).
  • Duỗi một chân ra phía sau, giữ đầu gối thẳng hết mức có thể.
  • Đồng thời, nâng cánh tay đối diện song song với sàn. Không để lưng hoặc cổ bị võng, không xoay khung chậu.
  • Giữ tư thế này trong 4 đến 6 giây, sau đó hạ chân tay xuống trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện 2 hiệp, mỗi hiệp từ 4 đến 6 lần lặp lại.

Bài tập tư thế cây Cầu (Bridge) hay Nâng hông (hip raise)

Bài tập giãn cơ thư thế cây cầu

Giống như bài tập Chim - Chó, bài tập Cầu giúp cải thiện sức mạnh vùng core và sự ổn định của cột sống.

  • Nằm ngửa, co cả hai đầu gối, hai cánh tay đặt sát thân người.
  • Từ từ nâng mông khỏi sàn.
  • Cố gắng giữ lưng tạo thành một đường thẳng từ vai đến khung chậu.
  • Giữ tư thế cầu từ 8 đến 10 giây, sau đó hạ người về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác 10 lần, mỗi lần 2 hiệp.
Nguồn tham khảo: spine-health

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến Chạy marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Làm chủ đường chạy cùng Happyrun
8 Nguyên nhân thường gặp gây tê bàn chân khi chạy bộ và cách phòng tránh

8 Nguyên nhân thường gặp gây tê bàn chân khi chạy bộ và cách phòng tránh

Th 7 13/07/2024 5 phút đọc

Nguyên nhân gây tê ngón chân và bàn chân khi chạy bộ là gì?Đôi khi, có những nguyên nhân đơn giản, như đi giày chạy bộ... Đọc tiếp

Cách Tốt Nhất Để Điều Trị Chứng Đau Ống Đồng Ở Người Chạy Bộ

Cách Tốt Nhất Để Điều Trị Chứng Đau Ống Đồng Ở Người Chạy Bộ

Th 7 13/07/2024 17 phút đọc

Nguyên nhân gây đau ống đồng?Điều quan trọng là phải đảm bảo bạn được chẩn đoán đúng cách từ bác sĩ vật lý trị liệu hoặc... Đọc tiếp

Chạy Bộ Có Hại Không? Tìm Hiểu Những Tác Hại Tiềm Tàng

Chạy Bộ Có Hại Không? Tìm Hiểu Những Tác Hại Tiềm Tàng

Th 3 25/06/2024 6 phút đọc

Chạy bộ là một môn thể thao đơn giản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy chạy bộ, ngay... Đọc tiếp

Nội dung bài viết