Nguyên nhân gây viêm gân gót chân?
- Chơi thể dục, thể thao thường xuyên
Chơi thể thao thường xuyên làm cho gót chân của bạn hoạt động quá mức. Các chuyển động như chạy, nhảy lặp đi lặp lại liên tục sẽ tăng áp lực lên bàn chân, đặc biệt là phần gót. Vì thế, tập luyện không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm gân achilles.
Không những thế, nếu bạn không khởi động kỹ hoặc thay đổi chương trình tập luyện đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi thì rất dễ gây chấn thương. Ngoài ra, viêm gân asin còn được hình thành do các lỗi khi chơi thể thao như chạy trên mặt đất gồ ghề, chạy lên dốc nhiều lần hoặc tăng khoảng cách chạy đột ngột.
- Mang giày không vừa chân
Mang giày không vừa chân không chỉ làm bạn khó chịu mà còn tăng khả năng chấn thương khu vực gót. Bên cạnh đó, các đôi giày dép không hỗ trợ nâng đỡ hoặc làm êm gót chân cũng khiến bạn dễ viêm gân achilles.
- Tuổi tác, giới tính
Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa và lượng máu truyền tới gót chân và các bộ phận khác giảm dần. Lúc này, sự linh hoạt của gân gót chân cũng giảm theo và làm tăng nguy cơ tổn thương. Những người ngoài 30 là đối tượng dễ bị viêm gân achilles nhất, đặc biệt là ở nam giới.
- Hình dạng bàn chân
Hình dạng bàn chân cũng là một trong những yếu tố gây nên chấn thương gót chân. Người có bàn chân phẳng, lòng bàn chân không có vòm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, do sức nặng đè lên gót chân lớn hơn.
Điều trị viêm gân gót chân thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp điều trị không phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng đau gân, dù sẽ mất khoảng vài tháng để các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Ngay cả với những trường hợp điều trị sớm thì tình trạng đau có thể kéo dài hơn 3 tháng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau trầm trọng nhiều tháng trước điều trị thì có thể mất đến 6 tháng để các biện pháp trị liệu có hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Giảm hoặc ngưng các vận động làm trầm trọng hơn triệu chứng đau. Hãy chuyển sang chế độ tập luyện cường độ thấp lên gân sẽ giảm áp lực gây lên gân Achilles.
- Chườm đá: Chườm đá lạnh lên vùng gân sưng đau là hữu ích và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu cần thiết. Có thể chườm đến khoảng 20 phút và ngưng lại khi cảm thấy tê.
- Thuốc kháng viêm NSAID: Các loại thuốc như Ibuprofen và Naproxen làm giảm đau và sưng nề. Tuy nhiên nó không giúp cải thiện tình trạng dày lên của gân do thoái hóa. Việc sử dụng thuốc trên một tháng phải có sự theo dõi và chỉ định của bác sỹ.
- Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn sờ thấy cục u hoặc nốt cứng ở vùng gân Achilles.
- Luyện tập: Các bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ cẳng chân và giảm áp lực lên gân.
- Mang giày dép y khoa hỗ trợ và dụng cụ chỉnh hình.
Quan trọng hơn điều trị triệu chứng là tìm gốc rễ của vấn đề. Nguyên nhân thường gặp là cơ bắp chân bị căng cứng.
Có thể bạn không nhận ra rằng việc sử dụng một đôi giày hay miếng lót mẫu mã đẹp nhưng lại kém chất lượng không những chúng không hỗ trợ đúng cấu trúc sinh học cho các khớp bàn chân mà còn làm dồn áp lực cực đại lên xương gót chân khiến chân bị stress dẫn đến tình trạng biến dạng khớp và đau bàn chân dai dẳng không dứt.
Bạn nên sử dụng giày dép y khoa và lót giày chỉnh hình để hỗ trợ bàn chân giảm thiểu căng thẳng và áp lực.
Aetrex và Spenco là hai thương hiệu danh tiếng về chăm sóc bàn chân, đặc biệt hữu ích sau chấn thương. Dép y khoa của hai hãng này hỗ trợ chỉnh vòm chân, giảm đau gót, bàn chân, cổ chân, gối, lưng; đúc từ bọt khí mềm mại, siêu nhẹ, đế chống trượt và dễ vệ sinh, tiện lợi mang cả trong nhà lẫn ngoài đường.
Lót giày Aetrex và Ironman cũng giúp giảm áp lực lên gót chân, hỗ trợ phục hồi hoặc phòng tránh chấn thương (như viêm cân gan chân, đau gân Achilles). Thiết kế gọn nhẹ, êm ái, phù hợp dùng hàng ngày lẫn khi chơi thể thao.
Một lựa chọn điều trị khác là tập trung tăng cường sức mạnh cơ bắp chân qua bài tập eccentric (một dạng bài tập đặt lực lên cơ khi cơ đang trong trạng thái duỗi dài). Ví dụ, bạn có thể thử bài eccentric calf raise sau:
Cách thực hiện Nâng gót chân:
- Chuẩn bị một bậc thang hoặc bề mặt cao (có tay vịn hoặc tường gần đó để bám giữ).
- Đặt nửa bàn chân phía trước lên bậc thang, gót chân nhô ra ngoài không tiếp xúc với bậc.
- Nâng gót chân lên (đứng bằng mũi chân), sau đó hạ người xuống một cách thật chậm rãi, để gót chân hạ thấp xuống dưới mặt bậc.
- Ban đầu, bạn có thể tập với từng chân một, chân còn lại giữ thăng bằng. Khi quen dần, hãy thử dùng cả hai chân cùng lúc.
Chú ý:
- Không nên chạy lại cho đến khi bạn có thể thực hiện động tác kiễng chân (toe raise) mà không còn đau.
- Sau đó, dần dần chuyển sang nhảy dây, rồi nhảy dang tay (jumping jacks), trước khi trở lại với việc chạy bộ.
- Thông thường, bạn cần khoảng 6 – 8 tuần để có thể chạy nhẹ nhàng trở lại.
Trong thời gian gân Achilles đang lành, nên tránh các bài tập tác động mạnh, đè nặng lên gân. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng hơn như bơi, chạy dưới nước hoặc đạp xe với mức kháng lực thấp.
Viên gân gót chân có những biến chứng gì nếu không điều trị?
Biến chứng thường gặp nhất của viêm gân gót chân là rách hoặc tệ hơn là đứt hoàn toàn gân gót. Những trường hợp này có chỉ định can thiệp phẫu thuật để nối hoặc tái tạo lại gân gót.
Những biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm biến dạng xương gót, nhiễm trùng nhưng thường ít gặp.
Làm sao ngăn ngừa tình trạng viên gân gót chân?
Những biện pháp sau đây có thể giúp giảm tỷ lệ mắc viêm gân Achilles:
- Tập giãn cơ, cụ thể làm căng cơ bắp chân trước khi vận động.
- Tập luyện với mức độ căng thẳng tăng dần.
- Luyện tập xen kẽ các môn thể thao căng và giãn cơ để giảm tải áp lực cho gân gót chân.
- Sử dụng giày và lót giày phù hợp khi vận động, thay thế các lót giày đã cũ hay rách.
- Hạn chế mang giày cao gót.
Viêm gân gót chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh để lâu không điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị.