U dây thần kinh Morton (Morton's Neuroma): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hoa Nguyen
Th 5 21/03/2024 6 phút đọc
Nội dung bài viết

U dây thần kinh Morton là một dạng chấn thương thường gặp ở những người chạy bộ. Bệnh ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân và thường xảy ra ở khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Nếu mắc phải bệnh này, bạn có thể cảm thấy như thể đang đứng trên một hòn sỏi trong giày. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa u dây thần kinh Morton.

U dây thần kinh Morton là gì?

U dây thần kinh Morton là 1 bệnh bàn chân thường gặp liên quan đến sưng, đau và/hoặc viêm dây thần kinh, thường ở phần bàn chân trước - giữa ngón chân số 3 và ngón chân số 4. Biểu hiện của bệnh bao gồm đau buốt, nóng rát; thậm chí mất cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng. U dây thần kinh Morton cũng có thể gây tê ngứa hoặc chuột rút ở bàn chân trước.

Triệu chứng của u dây thần kinh Morton

Triệu chứng điển hình là đau mặt gan bàn chân. Vị trí đau thường ở giữa đầu xương đốt bàn chân thứ 3 và thứ 4. Ngoài ra cũng có thể gặp ở các xương đốt bàn chân khác. Các đặc điểm điểm đau thường được mô tả như sau: 

  • Đau bỏng rát, tương tự cảm giác như bị chuột rút. 
  • Tê bì thường sẽ diễn ra cùng với cơn đau. 
  • Đau từng đợt. Mỗi đợt từ vài phút đến vài giờ, có thể cách nhau vài tuần đến vài tháng. 
  • Một số có cảm giác như đi trên đá hoa cương. 
  • Đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói. 
  • Đau lan dọc theo các ngón chân.

Nguyên nhân gây u dây thần kinh Morton:

U thần kinh Morton là tình trạng mà chức năng bất thường của bàn chân làm cho xương chèn ép dây thần kinh, thường ở giữa ngón chân số 3 và số 4 của phần xương bàn chân trước. U dây thần kinh Morton thường diễn ra trong hoặc sau khi bạn tác động 1 áp lực lớn lên phần bàn chân trước trong khi đi, đứng, dậm nhảy hoặc chạy nước rút.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như: 

  • Đi giày cao gót hoặc giày có phần mũi hẹp: Mang giày cao gót hoặc giày dép kẹp chặt có thể gây thêm áp lực lên ngón chân và dây thần kinh ở chân. Giày có mũi chân nhọn và co cứng có thể chèn ép dây thần kinh giữa các ngón chân gây khó chịu và cực kỳ đau đớn. Đi giày chạy quá chật dù chỉ trong thời gian ngắn, có thể làm u dây thần kinh Morton kéo dài vài tuần.
  • Chơi một số môn thể thao nhất định: Tham gia vào các hoạt động thể thao có ảnh hưởng lớn đến chân như chạy bộ có thể khiến bàn chân của bạn bị chấn thương lặp đi lặp lại. Các môn thể thao phải đi giày chặt như trượt tuyết hoặc leo núi có thể gây áp lực lên ngón chân.
  • Bệnh ở chân: Những người bị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, biến dạng bàn chân, gót cao hoặc chứng bàn chân bẹt có nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh Morton cao hơn những người khác.

Phòng tránh và chữa trị u dây thần kinh Morton

Một khi đã xuất hiện, u dây thần kinh Morton rất khó điều trị. Triệu chứng càng kéo dài, vấn đề càng khó khắc phục, vì vậy bạn không được bỏ quả nó. Chẩn đoán chính xác rất quan trọng vì điều trị các nguyên nhân gây đau khác nhau sẽ không giống nhau. Bạn cần chụp MRI tại nơi có chuyên môn về bàn chân trong thể thao, và có kinh nghiệm về u dây thần kinh Morton. Trước khi can thiệp phẫu thuật, nên thử một số biện pháp điều trị bao gồm: 

  • Tránh cho dây thần kinh bị chèn ép thêm bằng việc thay giày – có hiệu quả trên hơn 40% trường hợp. Bạn nên tránh đi giày cao gót hoặc giày dép chật, chọn giày có chỗ để ngón chân rộng và có chiều sâu. Giày có phần mũi chân rộng và cao là lý tưởng để điều trị cơn đau.
  • Sử dụng dép y khoa: Aetrex và Spenco là hai thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc chân sau chấn thương. Dép y khoa Aetrex và Spenco  có đệm tăng cường giúp chống va đập và giảm đau mỏi khi đi đứng lâu. Bên cạnh đó, đệm metatarsal phân bố đều áp lực, tối ưu hóa chức năng của bàn chân, làm giảm áp lực lên phần mũi bàn chân và ngón chân. Dép đúc với công nghệ bọt khí mềm mại, siêu nhẹ. Kiểu dáng quai kẹp đầu mũi mềm thuận tiện khi mang, phù hợp mang cả trong nhà và ngoài đường. Đế chống trượt với độ bám cao giúp ổn định bước đi. Chất liệu nhẹ, bền, không thấm nước dễ dàng vệ sinh.
  • Buộc dây giày hợp lý: Có một số tips buộc giày khoa học để giúp bạn chạy bộ hiệu suất hơn và thoải mái hơn. Bạn có thể tham khảo tại đây: Cách buộc giày chạy của bạn
  • Đi tất tách ngón qua đêm để làm giảm chèn ép lên u dây thần kinh. Các ngón chân tách nhau ra sẽ tạo thêm không gian cho dây thần kinh giúp hồi phục và tránh bị chèn ép. 
  • Tiêm cortisone có thể làm giảm viêm, nhưng phải tiêm nhiều lần và tác dụng giảm đau chỉ là tạm thời. Cortisone là một chất chống viêm nhóm steroid, nên làm quá trình viêm dừng lại và giúp dây thần kinh hồi phục. Khoảng 40% trường hợp giảm đau nhờ cortisone, thời gian giảm đau có thể kéo dài tới 3 tháng. Cortisone được tiêm cách nhau 1-3 tuần, và tiêm ở đầu ngón chân hoặc giữa các ngón chân, chứ không tiêm vào lòng bàn chân. 
  • Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, cần cắt bỏ dây thần kinh. Khoảng 80% bệnh nhân phục hồi, nhưng cũng có khoảng 5% bệnh nhân bị viêm ở đầu phần dây thần kinh còn lại sau khi cắt bỏ, và phải phẫu thuật lại. Dây thần kinh nên được cắt bỏ từ đầu ngón chân để tránh sẹo lòng bàn chân và giảm thời gian hồi phục. 
  • Chườm đá có thể làm giảm đau chút ít, nhưng không hiệu quả như đối với các chấn thương cơ. 

Hãy lắng nghe cơ thể và chạy bộ đúng cách để hạn chế chấn thương nhất có thể! Khi có dấu hiệu, tốt hơn hết là bạn nên đến cơ sở y tế/bệnh viện uy tín để khám và điều trị phù hợp nhé!

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến chinh phục marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Coaching Chạy bộ cùng Happyrun - Chạy bộ dễ dàng
Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Th 3 07/05/2024 9 phút đọc

1. Đánh giá Thể trạng cơ thểNghe có vẻ hài hước nhỉ, nhưng chạy bộ về cơ bản giống như nhảy lò cò trên một chân... Đọc tiếp

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Th 3 07/05/2024 8 phút đọc

Con lăn xốp thực sự có tác dụng gì? Con lăn xốp có thể được sử dụng để giúp cải thiện thành tích thể thao. Chúng được... Đọc tiếp

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

Th 3 07/05/2024 3 phút đọc

Bài tập nghiêng khung chậu (Pelvic Tilt)Bài tập nghiêng khung chậu là một bài tập tăng cường sức mạnh, sử dụng cơ bụng để tác động... Đọc tiếp

Nội dung bài viết