Đau xương đốt bàn chân là một chấn thương thường thấy trong chạy bộ. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến người chạy không thể tập luyện được nữa. Trong bài viết dưới đây, HappyRun sẽ cung cấp những thông tin bạn cần biết về Đau xương đốt bàn chân và cách người chạy đối phó với nó.
Đau xương đốt bàn chân là gì
Đau xương đốt bàn chân hay đau ụ ngón chân (tên khoa học là Metatarsalgia) là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ tình trạng bàn chân bị đau ở vùng xương đốt bàn chân (xương bàn ngón chân). Đây là vùng ngay trước ngón chân và thường được gọi là phần đáy bàn chân trước.
Đau xương đốt bàn chân là một bệnh phổ biến ở chân có thể ảnh hưởng đến xương và khớp ở bàn chân. Bệnh thường dẫn đến đau cấp tính tái phát hoặc đau mãn tính. Người chạy bộ là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.
Triệu chứng
Triệu chứng chính của đau xương đốt bàn chân là đau ở một hoặc một vài điểm nối giữa xương ngón chân và xương bàn chân.
- Có thể đau nhói, đau âm ỉ hoặc cảm giác nóng rát.
- Bạn có thể cảm thấy như đang dẫm phải một viên sỏi.
- Cơn đau thường nặng hơn khi bạn đi bộ hoặc chạy.
- Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở các ngón chân.
- Viêm bao hoạt dịch: Đau lan rộng ra phần xương bàn ngón chân (phần rộng nhất của bàn chân) và giữa bàn chân. Hiện tượng này thường gặp ở những người chạy nhiều, chạy nhanh, chạy bền.
Thông thường, cơn đau xuất hiện trong khoảng thời gian vài tháng (chứ không đột ngột).
Lưu ý: U dây thần kinh Morton cũng có triệu chứng khá giống với đau xương đốt bàn chân. Đọc thêm bài viết này để xác định chính xác bệnh: U dây thần kinh Morton
Nguyên nhân gây đau xương đốt bàn chân
Đau xương đốt bàn chân thường là gây ra bởi áp lực quá lớn trong thời gian dài. Tình trạng này khiến cho một (vài) đầu xương đốt ngón chân bị đau hoặc bị viêm. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do mang giày dép không đúng kích thước. Điều này thường gặp nhất ở nữ giưới với giày cao gót và các loại giày dép bó khác. Giày dép với phần mũi hẹp sẽ chèn ép mũi chân trong không gian chật hẹp. Cũng vì vậy mà nó gây cản trở khi đi bộ và dẫn đến cảm giác cực kỳ khó chịu ở mũi chân.
Một vài yếu tố khác cũng gây áp lực quá mức lên chân và gây ra đau xương bàn ngón chân. Có thể kể đến như:
- Vòm chân cao
- Thừa cân béo phì
- Biến dạng ngón chân cái
- Ngón chân hình búa
- Cơ gấp ngón chân yếu
- Chạy bộ sai tư thế
- Tập luyện thể thao (hoạt động mạnh) mà không có giày và dụng cụ chỉnh hình phù hợp.
Ngoài ra, khi già đi, lớp đệm dưới chân của chúng ta có xu hướng mỏng đi khiến chúng ta dễ bị đau chân hơn.
Cách điều trị đau xương đốt bàn chân
Xác định nguyên nhân
Nếu nguyên nhân do giày dép không phù hợp, phải đổi giày dép ngay. Giày có mũi rộng, cao với đế dày là lý tưởng nhất. Mũi giày rộng và cao giúp bàn chân có thể dang rộng, thoải mái. Còn đế dày giúp giảm áp lực lên phần đáy mũi chân.
Xác định kiểu bàn chân
Kiểu bàn chân sẽ quyết định phần nào của chân phải chịu áp lực nhiều nhất khi bạn chạy. Xác định chính xác kiểu bàn chân giúp bạn lựa chọn giày dép và các thiết bị hỗ trợ phù hợp. Từ đó, giúp phân tán áp lực lên bàn chân và giảm thiểu nguy cơ bị đau, gặp chấn thương.
Các kiểu bàn chân
Có 3 kiểu chân:
- Lệch trong (Overpronation) : vòm chân thấp hoặc không có vòm chân (tức bàn chân bẹt hoặc phẳng khi test chân). Người có kiểu chân này khi chạy thường tiếp đất bằng gót, đẩy lên chủ yếu bằng ngón cái và ngón thứ. Vì vậy, họ rất dễ gặp tình trạng cổ chân lệch vào trong khi chạy và dễ gây nên các chấn thương do quá tải gây nên: căng cơ, chai da, đau gót chân, đau xương cẳng chân, biến dạng ngón chân cái, viêm gân achilles, viêm cân gan chân...
- Trung tính (Neutral): vòm chân trung bình. Khi chạy, chân sẽ tiếp đất bằng má ngoài của gót chân sau đó tự lật vào trong tạo nên cơ chế chống sốc hiệu quả nhất cho cơ thể. Bàn chân của những người này có sự linh hoạt vừa đủ, không lật quá sâu vào trong như người có bàn chân phẳng.
- Lệch ngoài (Underpronation/Supination): vòm chân cao. Chân lõm sau thường khá cứng, bàn chân không thể lật vào trong đủ để tạo nên cơ chế chống sốc tự nhiên. Thường hay gặp các kiểu tổn thương như: căng cơ, chai da, trật mắt cá, đau phần khớp ngón chân...
Các cách xác định kiểu bàn chân
Dựa vào cách đáp chân khi chạy. Chúng ta có thể dễ nhận thấy và phán đoán độ lệch của chân dựa vào sự mòn của giày.
Dựa vào dáng chân nhìn từ phía sau. Độ phẳng của lòng bàn chân, và vệt chân (khi nhúng nước và dẫm lên sàn/ bìa cát tông).
Đo chân bằng công nghệ 3D. Các cách trên đều chỉ mang tính tương đối. Để chắc chắn về kiểu bàn chân của mình, chúng ta cần đến sự hỗ trợ của máy đo chân. Máy đo chân cho kết quả chính xác về kiểu bàn chân, độ lệch của chân (nếu có), các vùng chịu áp lực lớn khi bạn chạy… và đưa ra lời khuyên để khắc phục và giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Bạn có thể đặt lịch đo chân miễn phí ngay tại HappyRun - Đơn vị duy nhất có máy đo chân 3D cho người chạy. Hotline: 0398693638
(Máy đo chân tại 4Runners)
Sử dụng các sản phẩm giày dép, lót giày hỗ trợ cho từng kiểu chân
- Sử dụng giày chạy bộ thích hợp. Giày chạy bộ được chia làm nhiều loại phù hợp với bàn chân của bạn. Đi sai loại giày không chỉ dẫn đến chấn thương mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất chạy của bạn. Các loại giày chạy được chia làm 3 loại: giày chạy trung tính (cho vòm trung bình và vòm cao), giày chạy ổn định (cho chân lệch trong nhẹ-vừa), giày kiểm soát chuyển động (cho chân lệch trong nặng).
- Sử dụng lót giày hỗ trợ. Có nhiều loại sản phẩm chăm sóc chân cho phép giảm thiểu áp lực lên phần đáy bàn chân trước. Với tình trạng đau xương đốt chân, đế giày chỉnh hình Aetrex sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Với tính năng đệm xương bàn ngón chân được thiết kế để giảm đau cho vùng đáy bàn chân trước. Đế giày chỉnh hình được cấu tạo với miếng đệm xương bàn ngón chân được đặt phía sau vùng đáy bàn chân để giảm áp lực và phân bổ lại trọng lượng từ các vùng đau của chứng đau xương bàn ngón chân. Kết hợp giữa đế giày chỉnh hình với giày dép phù hợp sẽ giúp giảm đau rõ rệt. Tham khảo: Lót giày Aetrex hỗ trợ bàn chân
- Dùng dép phục hồi sau khi chạy. Sử dụng dép phục hồi sau khi chạy với mục đích làm giảm đau nhức và áp lực lên bàn chân. Các loại dép phục hồi chuyên dụng có thể mát xá bàn chân, hỗ trợ chỉnh hình vòm chân, phân bố đồng đều áp lực để tránh sự dồn áp lực về một điểm gây chấn thương. Tham khảo: Dép y khoa phục hồi
Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau quá mạnh và kéo dài.
Trên đây là kiến thức tổng quát về đau xương đốt bàn chân. Nếu bạn đang gặp phải chấn thương này, hãy ghé thăm HappyRun để đo chân và nhận lời khuyên khắc phục hiệu quả nhất!
Nguồn: webmd.com