Bị viêm cân gan chân có thể chạy bộ không?

Hoa Nguyen
Th 4 21/09/2022 8 phút đọc
Nội dung bài viết

Viêm cân gan bàn chân là tình trạng xảy ra khi bạn sử dụng quá mức hoặc tác động quá nhiều áp lực lên bàn chân. Viêm cân gan chân thường gặp ở người đứng nhiều, chạy nhiều hoặc vòm chân thấp. Theo các bác sĩ chấn thương chỉnh hình Mỹ: Mỗi năm có khoảng 3 triệu người được điều trị tình trạng viêm cân gan bàn chân. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở người chạy bộ: Cứ 10 người thì có 1 người bị viêm cân gan bàn chân. Hơn nữa, nó có thể kéo dài và trở thành mãn tính nếu không được điều trị.

Vậy viêm cân gan chân là gì, tại sao một số người chạy lại mắc phải và cách điều trị hiệu quả?

Viêm cân gan chân là gì?

Viêm can gan chân trong chạy bộ

Viêm cân gan bàn chân (Plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Bệnh liên quan đến tình trạng viêm của dải mô dày chạy dọc dưới gan bàn chân và kết nối xương gót chân với các ngón chân, được gọi là cân gan bàn chân.

Viêm cân gan bàn chân thường gây ra cơn đau nhói, thường xảy ra khi bạn bước những bước đầu tiên vào buổi sáng. Khi bạn đứng dậy và di chuyển, cơn đau thường giảm bớt, nhưng nó có thể quay trở lại sau thời gian dài đứng hoặc khi bạn đứng dậy sau khi ngồi.

Khi bạn ngủ vào ban đêm, dây chằng bắt đầu lành lại. Nhưng khi bạn thức dậy và hoạt động, dây chằng bàn chân lại bị kéo giãn và gây đau nhức.

Triệu chứng của viêm cân gan bàn chân

Một số triệu chúng thường gặp của bệnh:

  • Thường đau phần nối dây chằng bàn chân và gót chân. Mặc dù vậy, một số người chạy vẫn cảm thấy đau phần giữa bàn chân.
  • Cơn đau thường kéo dài (chứ không đột ngột). Đa số người bệnh cảm thấy đau nhói như giẫm phải sỏi, nhưng cũng có số ít người cảm thấy những cơn đau vừa. ê ẩm.
  • Viêm cân gan chân thường chỉ gây đau ở một bên chân.
  • Cơn đau sẽ tệ hơn vào sáng sớm khi bạn mới ngủ dậy và bắt đầu hoạt động.

Nguyên nhân gây viêm cân gan chân?

Viêm can gan chân

 

Bất kỳ điều gì gây kích ứng hoặc tổn thương cân gan bàn chân đều có thể gây viêm cân gan bàn chân, bao gồm:

  • Đứng nhiều cả ngày vì công việc.
  • Chơi thể thao quá mức.
  • Tập thể dục hoặc làm việc trên bề mặt cứng (như sàn nhà kho hoặc vỉa hè).
  • Tập thể dục mà không có giãn cơ hoặc khởi động.
  • Mang giày không hỗ trợ bàn chân tốt.
  • Đi bộ hoặc đứng chân trần khi ở nhà.

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây viêm cân gan bàn chân, bao gồm:

  • Bàn chân vòm cao.
  • Bàn chân bẹt.
  • Béo phì (hoặc tăng hơn 7 kg trong vài tháng).

Các Yếu tố ảnh hưởng đến Viêm cân gan chân

Mặc dù viêm cân gan bàn chân có thể phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này. Chúng bao gồm:

  • Tuổi tác. Viêm cân gan bàn chân phổ biến nhất ở người từ 40 đến 60 tuổi.
  • Một số loại hình tập thể dục. Các hoạt động gây nhiều áp lực lên gót chân và mô liên kết của gót chân - chẳng hạn như chạy cự ly dài, múa ba lê và nhảy aerobic - có thể góp phần gây ra viêm cân gan bàn chân.
  • Cơ chế hoạt động của bàn chân. Bàn chân phẳng, vòm bàn chân cao hoặc thậm chí kiểu đi bộ không điển hình có thể ảnh hưởng đến cách phân phối trọng lượng khi bạn đứng và có thể gây thêm áp lực lên cân gan bàn chân.
  • Béo phì. Thừa cân làm tăng áp lực lên cân gan bàn chân.
  • Những nghề nghiệp khiến bạn phải đứng nhiều. Công nhân nhà máy, giáo viên và những người khác dành phần lớn thời gian làm việc để đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng có thể có nguy cơ bị viêm cân gan bàn chân cao hơn.

Cách chữa trị viêm cân gan chân

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm cân gan chân mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Bác sĩ chuyên khoa bàn chân Jason Harvey khuyên bạn nên giảm viêm đau bằng nước đá và thuốc chống viêm, đồng thời chèn miếng lót giày và đế giày chỉnh hình để làm dịu chứng viêm dây chằng bàn chân. Dưới đây là một số phương pháp khác để điều trị đau chân: 

Lưu ý: Mặc dù có thể điều trị tình trạng này tại nhà, bạn nên luôn trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

1. Không nên chỉ chạy bộ với 1 đôi giày duy nhất

Chạy bộ là một hành động lặp đi lặp lại của chân. Việc dùng một đôi giày mỗi lần chạy làm tăng thêm căng thẳng lặp đi lặp lại cho đôi chân. Dù bạn có chân hõm hay chân bẹt thì việc này đều dễ khiến bạn gặp chấn thương. Sử dụng luân phiên các đôi giày chạy sẽ giúp giữ cho đôi chân của bạn mạnh khỏe (và làm cho giày chạy của bạn được bền lâu hơn). Bạn nên cân nhắc sử dụng một đôi giày cho chạy đường dài, một đôi để tập luyện tốc độ và một đôi khác cho những buổi tập nhẹ nhàng. 

2. Sử dụng dép phục hồi

Có thể bạn không nhận ra rằng việc mang giày dép hay miếng lót đẹp nhưng kém chất lượng sẽ dồn áp lực cực đại lên xương gót chân. Chân bị stress dẫn đến tình trạng biến dạng khớp và đau bàn chân dai dẳng không dứt.

 Sử dụng dép y khoa và lót giày chỉnh hình giúp giảm thiểu áp lực lên chân.

 Aetrex và Spenco là hai thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc chân sau chấn thương. Với công nghệ đệm Metatarsal, dép giúp phân bố đồng đều áp lực lên bàn chân bạn. Từ đó, nó hỗ trợ điều chỉnh đúng cấu trúc vòm chân, giảm đau gót, cổ chân, đầu gối, lưng.

Sử dụng lót giày Aetrex và Ironman có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho gót chân. Lót giày được thiết kế để mang đến sự thoải mái và hỗ trợ gót chân tối đa. Thiết kế đệm linh hoạt hỗ trợ phục hồi và phòng tránh chấn thương, như: đau gót chân, viêm cân gan chân, đau gân Achilles...

3. Thực hiện căng giãn cho dây chằng bàn chân:

Một cuộc khảo sát với 2012 chuyên gia về bàn chân và mắt cá chân cho thấy rằng hơn một nửa số chuyên gia thích thực hiện căng giãn và vật lý trị liệu hơn bất kỳ lựa chọn nào khác. Dưới đây là ba hoạt động căng giãn cần làm đầu tiên vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào ban đêm:
  • Căng giãn bắp chân và vòm bàn chân: Dùng khăn kéo bàn chân lại để kéo căng vòm và bàn chân. Lặp lại ba lần trong 30 giây.
  • Lăn bàn chân: Sử dụng một thứ có dạng tròn như quả bóng vợt, lăn quả bóng bằng bàn chân trong khi đứng. Lăn ba lần, mỗi lần một phút, nghỉ 30 giây giữa mỗi lần lăn.
  • Kéo các ngón chân ra sau để kéo căng cơ và xoa bóp bằng tay còn lại. Giữ ngón chân của bạn ở tư thế uốn cong ra sau bằng một tay trong khi xoa bóp dây chằng bằng tay kia. Thực hiện động tác này ba lần, mỗi lần một phút, nghỉ 30 giây giữa các lần.

Căng giãn là phương pháp tác động làm căng cơ trong một khoảng thời gian sau đó thả ra để cơ được thư giãn.

4. Rèn luyện sức mạnh cho dây chằng bàn chân

 Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học và Khoa học Scandinavian cho thấy rằng luyện tập cường độ cao “có thể giúp giảm đau nhanh hơn và cải thiện chức năng” liên quan đến viêm dây chằng bàn chân. Trên thực tế, chỉ sau ba tháng, những bệnh nhân kết hợp tập luyện sức mạnh theo quy định – nâng một bên bắp chân bằng khăn dưới ngón chân – đã cải thiện nhiều hơn những người trong nhóm đối chứng chỉ kéo căng.

 Bài tập được thực hiện như sau: Bạn cần sử dụng một bậc cầu thang hoặc một khối đá/gỗ… Cuộn một chiếc khăn và đặt nó dưới ngón chân của bạn (độ dày của cuộn sẽ thay đổi tùy theo bàn chân của bạn, nhưng nó phải cho phép ngửa ngón chân lên tối đa).

 Bắt đầu từ phía dưới, tăng chậm trong ba giây. Tạm dừng hai giây trước khi từ từ hạ xuống trở lại. Thực hiện ba hiệp 12 lần, mỗi hiệp nghỉ một phút.

Để tăng độ khó cho bài tập, bạn có thể đeo thêm 1 balo nặng phía sau, tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ về trọng lượng cơ thể bạn. Chỉ đến khi bạn thấy khỏe mạnh và thích hợp thì mới nên đeo balo nặng hơn.

Tham khảo: FleetFeetmayoclinic

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến chinh phục marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Coaching Chạy bộ cùng Happyrun - Chạy bộ dễ dàng
Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Cách để tập luyện cho cuộc thi Marathon mà không bị chấn thương

Th 3 07/05/2024 9 phút đọc

1. Đánh giá Thể trạng cơ thểNghe có vẻ hài hước nhỉ, nhưng chạy bộ về cơ bản giống như nhảy lò cò trên một chân... Đọc tiếp

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Cách sử dụng con lăn xốp và 5 bài tập giúp phục hồi cơ bắp mệt mỏi

Th 3 07/05/2024 8 phút đọc

Con lăn xốp thực sự có tác dụng gì? Con lăn xốp có thể được sử dụng để giúp cải thiện thành tích thể thao. Chúng được... Đọc tiếp

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

5 bài tập giảm đau lưng dưới hiệu quả từ Chuyên gia

Th 3 07/05/2024 3 phút đọc

Bài tập nghiêng khung chậu (Pelvic Tilt)Bài tập nghiêng khung chậu là một bài tập tăng cường sức mạnh, sử dụng cơ bụng để tác động... Đọc tiếp

Nội dung bài viết