4 Cách buộc dây giày thể thao giúp bạn thoải mái suốt cả ngày?

Do Trong Linh
Th 4 22/11/2023 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Cách buộc dây giày thể thao có lẽ đã trở thành một loại bản năng: Tạo vòng cho dây giày, buộc chúng lại với nhau và thắt nút– tada bạn đã sẵn sàng bước ra khỏi nhà.

Tuy nhiên cách buộc dây giày sẵn từ lúc mua về có thể chưa hẳn đã là kiểu phù hợp nhất cho chân của bạn. Nếu gót chân của bạn bị trượt hoặc ngón chân bị đau, biết cách xỏ giày có thể khắc phục được tình trạng này.(tuy nhiên, vấn đề cũng có thể từ việc chọn nhầm size giày, bởi vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết cách chọn giày chạy đúng trước đã nhé)

Cách buộc dây giày thể thao giúp giải quyết các vấn đề về bàn chân

Dưới đây là bốn vấn đề phổ biến liên quan đến việc vừa vặn của giày và cách mà bạn có thể xỏ dây giày để khắc phục:

  1. Khóa gót hay kiểu buộc dây tạo vòng marathon. Nếu gót chân của bạn bị trượt khi bước, kiểu khóa gót có thể khắc phục tình trạng đó.
  2. Kiểu buộc cho mu bàn chân cao. Đây là cách tốt nhất giúp làm giảm áp lực khi bạn có kiểu mu bàn chân cao.
  3. Kiểu buộc cho bàn chân to. Bạn có bàn chân rộng? Kiểu buộc này sẽ hack cho bạn thêm một chút chỗ khi đi giày.
  4. Kiểu buộc ma trận. Hãy thử cách này nếu bạn thấy ngón chân của mình đang bị ép chặt khi mang giày.

 

 

Buộc dây giày thể thao kiểu khóa gót (Heel-Lock Lacing)

Kiểu buộc khóa gót (hay còn gọi là kiểu tạo vòng marathon) giúp gót chân luôn ở đúng vị trí. Nếu bạn cảm thấy gót chân của mình cứ bị trượt lên, trượt xuống trong giày, hãy thử cách này để cố định chân xem sao.

  1. Trước tiên chắc chắn rằng giày của bạn đã được buộc dây kiểu đan chéo bình thường (đây có thể là kiểu đã được buộc sẵn từ lúc mua về)
  2. Bắt đầu từ phía ngoài, lấy phần dây thừa xỏ qua lỗ giày cao nhất trên cổ, nhưng không kéo dây qua hết để tạo vòng nhỏ.
  3. Lặp lại tương tự ở bên trong giày để bạn có hai vòng dây ở cả hai bên.
  4. Kéo phần dây thừa (cả hai bên) chéo qua lưỡi gà luồn qua vòng ở bên đối diện đã tạo từ bước 3.
  5. Thắt dây và buộc lại bình thường.

 

Chú ý: Đừng buộc dây giày quá chặt. Vì nó có thể tạo ra áp lực quá mức lên phần trước của mắt cá chân, tạo cảm giác rất khó chịu.

Cách buộc dây giày thể thao dành cho mu bàn chân cao (High Instep Lacing)

Người chạy có kiểu mu bàn chân cao có thể sẽ cảm nhận nhiều áp lực lên mặt chân với kiểu thắt dây bình thường. Kỹ thuật buộc dây giày dành cho mu bàn chân cao sẽ giúp bạn mang giày thoải mái hơn.

  1. Tháo dây giày đến 2 lỗ giày cuối cùng.
  2. Bắt đầu từ phía ngoài, lấy một đầu dây giày, bỏ cách một lỗ, xỏ dây vào lỗ ngay tiếp sau đó.
  3. Lặp lại tương tự đối với bên dây kia.
  4. Tiếp tục buộc dây theo kiểu đan chéo bình thường. Sau khi buộc xong, phải xuất hiện một khoảng trống trên lưỡi giày.

Cách thắt dây giày cho bàn chân rộng (Wide Feet Lacing)

Nếu bạn cảm thấy giày của mình quá chật, hãy thử kỹ thuật buộc giày này. Nó sẽ hack cho bạn thêm một ít chỗ từ giày đến giữa bàn chân, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi chạy. Đây cũng là mẹo buộc giày hay nếu bạn phải đứng trong khoảng thời gian dài – ví dụ như trong một cuộc thi chạy việt dã – và biết chắc rằng chân mình chắc chắn sẽ sưng lên.

  1. Tháo dây giày cho đến khi chỉ còn 1 đường dây luồn qua lỗ giày cuối cùng ở cả hai bên, lúc này dây đang đi hướng vào bên trong ở cả hay bên.
  2. Bắt đầu với bên dây ở mặt bên của giày, luồn dây qua lỗ giày thứ hai (tiếp theo) từ bên trong và kéo qua.
  3. Lấy đầu dây giày cùng bên, kéo thẳng qua lưỡi giày, đến lỗ giày thứ hai ở bên còn lại, luồn dây xuống qua lỗ.
  4. Làm điều tương tự với dây giày phía bên còn lại, nhưng bỏ qua lỗ giày thứ hai và luồn đầu dây qua lỗ thứ ba (từ bên trong ra bên ngoài)
  5. Bắt chéo dây đó qua lưỡi giày và luồn nó qua lỗ thứ ba ở mặt bên (từ ngoài vào trong)
  6. Lặp lại động tác như vậy cho đến khi đi hết lỗ giày, sau đó buộc dây lại bình thường.

Chú ý: Khi áp dụng kỹ thuật này, phải tạo ra các đường dây bắt ngang suốt mặt lưỡi giày, chứ không phải vắt chéo như hình chữ X.

Kiểu buộc giày ma trận (Diagonal Lacing)

Nếu giày của bạn đang làm đau ngón chân cái, hãy thử áp dụng kiểu buộc ma trận này để làm giảm bớt áp lực. Cách làm như sau:

  1. Tháo dây giày đến khi còn lại đường dây luồn qua lỗ giày cuối cùng ở cả hai bên.
  2. Bắt đầu ở phía mặt bên trước, luồn đầu dây giày qua lỗ giày tiếp theo đó ở mặt giữa (từ trong ra ngoài)
  3. Bây giờ với phần dây mặt giữa, luồn thẳng dây đến lỗ giày trên cùng ở mặt bên (từ trong ra ngoài)
  4. Lấy phần dây phía dưới và thắt dây theo kiểu đan chéo đến hết các lỗ.
  5. Buộc dây lại với nhau như bình thường.

 

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến chinh phục marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Coaching Chạy bộ cùng Happyrun - Chạy bộ dễ dàng
Đánh giá Saucony Triumph 22: Liệu có phải là sự trở lại đầy vinh quang?

Đánh giá Saucony Triumph 22: Liệu có phải là sự trở lại đầy vinh quang?

Th 3 07/05/2024 6 phút đọc

Đế giữa PWRRUN PB nổi bậtSaucony Triumph 22 đã được cập nhật với một loại bọt đế giữa mới, PWRRUN PB. Loại bọt này về mặt... Đọc tiếp

Hướng dẫn vệ sinh giày chạy bộ mà không làm giày cũ đi

Hướng dẫn vệ sinh giày chạy bộ mà không làm giày cũ đi

Th 2 06/05/2024 6 phút đọc

Có thể giặt giày chạy bộ trong máy giặt không?Câu trả lời ngắn gọn là có, bạn có thể giặt giày chạy bộ trong máy giặt,... Đọc tiếp

Garmin Forerunner 265 vs Garmin Venu 3: Đồng hồ nào tốt hơn

Garmin Forerunner 265 vs Garmin Venu 3: Đồng hồ nào tốt hơn

CN 28/04/2024 7 phút đọc

Garmin Forerunner 265 vs Garmin Venu 3 THÔNG SỐ KỸ THUẬTThành phầnGarmin Forerunner 265Garmin Venu 3Màn hìnhAMOLED 1.3-inchOLED 1.4-inchKích thước46.1 x 46.1 x 12.9 mm45 x... Đọc tiếp

Nội dung bài viết