Sau nhiều ngày chờ đợi, Garmin Forerunner 965 đã chính thức được ra mắt tại Việt Nam. Đây là một trong những mẫu đồng hồ mới nhất của Garmin. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng bóc hộp và đánh giá chiếc đồng hồ này để xem nó có gì mới lạ!
Muốn biết chi tiết đồng hồ Garmin Forerunner 965? Tham khảo ngay!
Thiết kế đồng hồ Garmin Forerunner 965 có gì mới?
Ấn tượng đầu tiên với Garmin 965 là cảm giác chắc chắn, cứng cáp và sang trọng từ hệ thống phím bấm được cải tiến, khung viền đồng hồ được trang bị Titanium.
Đồng hồ vẫn giữ được trọng lượng nhẹ như phiên bản trước đó trong khi chuyển đổi vật liệu khung từ sợi Polyme sang viền kim loại Titanium.
Khung màn hình 47.2mm lớn hơn phiên bản trước đó - Garmin Forerunner 955 khoảng 0.7mm nhưng lại làm màn hình hiển thị rộng hơn 2.4mm (tăng từ 33mm lên 35.4mm). Điều này giúp cho đồng hồ có thể hiển thị thông tin tốt hơn, đặc biệt là về bản đồ.
So sánh thiết kế Garmin 965 và Garmin 955
Garmin Forerunner 965 sử dụng công nghệ màn hình AMOLED, giúp cho màn hình có độ sáng và độ phân giải tốt hơn. Độ phân giải màn hình tăng từ 260 x 260px trên Garmin 955 lên 454 x 454px, tương đương với khoảng 75%. Điều này giúp màn hình trở nên sắc nét hơn. Bên cạnh đó, vật liệu mặt của đồng hồ cũng được cải tiến, từ mặt Gorilla Glass DX lên Gorilla Glass 3 DX, giúp tăng khả năng hiển thị dưới ánh nắng và khả năng chống xước của màn hình.
Garmin Forerunner 965 có tính năng gì mới
Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bốn tính năng mà tôi nghĩ rằng rất hữu ích trong việc theo dõi luyện tập và giảm các nguy cơ chấn thương, cải thiện thành tích trong siêu phẩm mới nhất của Garmin.
Theo dõi tỷ lệ biến đổi tải luyện tập
Tính năng đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu là tính năng theo dõi tỉ lệ luyện tập trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Tên của tính năng này là Acute Chronic Workload Ratio (ACWR). Tính năng này chỉ có trên chiếc đồng hồ Garmin 965 mà không có trên chiếc Garmin Forerunner 265. Tính năng này giúp bạn theo dõi tỷ lệ tải luyện tập trong thời gian ngắn hạn và tải luyện tập trung bình trong thời gian dài hạn. Bằng cách đo tỷ lệ này (và quan sát trong hình ảnh phía trên) bạn có thể theo dõi ba vận động viên và xác định ai có nguy cơ chấn thương cao hơn.
Với vận động viên thứ nhất, tải luyện tập trong thời gian ngắn hạn là 415 và tải luyện tập trong thời gian dài hạn là 347, tỷ lệ của nó là 415 chia cho 347 bằng 1,2. Đối với vận động viên thứ hai, thì tải luyện tập ngắn hạn là 505 và tải luyện tập trong dài hạn là 318, tỷ lệ của nó là 1,6. Với vận động viên thứ ba, tải luyện tập là 810 và tải luyện tập trong thời gian ngắn hạn và dài hạn là 222, có giá trị ACWR là 3,6.
Theo đó, trong ba vận động viên này, người có nguy cơ chấn thương cao hơn là vận động viên thứ 3, người đã tăng tải luyện tập một cách đột ngột. Garmin khuyến nghị rằng chỉ số này không nên quá 1,3 để giảm nguy cơ chấn thương
Chỉ số cho vận động viên số 1 được xác định là màu xanh lá cây, trong khi chỉ số cảnh báo vàng được áp dụng cho vận động viên thứ hai. Nếu bạn vượt quá giới hạn 1,3 (được xác định là 1,6 trong trường hợp VĐV thứ 2) so với tải luyện tập trung bình của bạn trong một thời gian dài, thì nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao hơn dự kiến. Chỉ số này là rất hữu ích để kiểm soát cảm giác nôn nóng khi bạn muốn tăng tải luyện tập quá mức.
Garmin Forerunner 265 và Garmin 965: So sánh hai chiếc đồng hồ chạy bộ mới nhất của Garmin
Các chỉ số động lực học chạy bộ
Tính năng mới này là một bổ sung vô cùng đáng giá. Trước đây bạn cần một chiếc Pod hay dây đeo nhịp tim để có các chỉ số về dao động dọc của cơ thể. Tuy nhiên, Garmin đã trang bị ngay trên đồng hồ cho Garmin 965.
Công suất chạy bộ
Công suất chạy bộ trước đây thường chỉ được các vận động viện muốn luyện tập chuyên sâu quan tâm vì cần đầu tư thêm thiết bị như Pod hay dây đai tim. Tuy nhiên, tính năng này đã được tích hợp sẵn vào chiếc đồng hồ này. Đây là một chỉ số giúp bạn tối ưu quá trình luyện tập trong các điều kiện địa hình khác nhau.
Dự đoán tốc độ theo các loại địa hình
Nếu bạn quan tâm đến bất kỳ chủ đề nào, hãy để lại comment bên dưới để mình có thể làm các hướng dẫn.