Chạy trail cần chuẩn bị gì: Top 18++ Phụ Kiện Chạy Trail Cần Thiết

Hoàng Nga
Th 4 17/04/2024 38 phút đọc
Chạy trail - bộ môn thể thao đang "làm mưa làm gió" trong giới trẻ bởi sự hoang dã, phóng khoáng và ẩn chứa muôn vàn lợi ích và điều kỳ thú. Tuy nhiên, không ít runner cảm thấy bối rối khi không biết chạy trail cần chuẩn bị gì. Đừng lo lắng, Happyrun sẽ giúp bạn liệt kê với checklist chi tiết nhất từ giá thành tới mức độ cần thiết dành cho người mới bắt đầu!

Dù bạn là "tân binh" hay "lão làng" trong bộ môn chạy trail, những vật dụng này sẽ trở thành trợ thủ đắc lực, giúp bạn chinh phục mọi địa hình, vượt qua mọi thử thách và tận hưởng trọn vẹn cảm giác chiến thắng khi về đích.

Nội dung bài viết

1. Chạy trail cần chuẩn bị những gì?

Món đồ

Mức độ cần thiết

Note

Giày chạy trail

5/5

 

Tất chạy trail

5/5

 

Quần chạy trail

5/5

 

Áo chạy trail

5/5

 

Bình nước chạy bộ

5/5

 

Vest chạy trail

4/5

 

Gậy chạy trail

4/5

5/5 với cự ly dài, dốc

Đèn đầu

4/5

5/5 nếu chạy đêm

3/5

 

Ống tay

3/5

 

Calf chân

3/5

 

Kính

3/5

 

1.1. Giày chạy trail

Giày chạy trail đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chạy trail. Khác với giày chạy road, giày chạy địa hình có thiết kế đặc biệt, giúp bảo vệ đôi chân bạn khỏi địa hình gồ ghề, dốc và trơn trượt, đồng thời tăng hiệu suất và sự thoải mái khi di chuyển. Giày chạy trail giúp giảm nguy cơ chấn thương, tăng độ bám và kiểm soát chuyển động, giúp bạn chinh phục mọi địa hình một cách an toàn và hiệu quả.

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa giày chạy trail và giày chạy road

Giày chạy trail là một phụ kiện không thể thiếu đối với mỗi người chạy địa hình

Lựa chọn một đôi giày chạy trail phù hợp là điều kiện tiên quyết cho một trải nghiệm chạy trail tuyệt vời. Cấu trúc giày thể hiện đặc điểm và chức năng của nó. Hiểu rõ cấu trúc của 1 đôi giày chạy trail giúp bạn chọn được đôi giày phù hợp với nhu cầu, sở thích và địa hình chạy của mình. Hãy chọn mua tại cửa hàng uy tín để được tư vấn và thử giày trước khi mua. Việc sử dụng giày đúng cách để bảo vệ đôi chân và tối ưu hiệu quả chạy trail của bạn.

Giá thành: từ 2.000.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 5/5

Lưu ý khi lựa chọn một đôi giày chạy trail:

  • Địa hình: Chọn giày phù hợp với địa hình bạn chạy.
  • Kích cỡ: Chọn size giày vừa vặn, ôm sát bàn chân.
  • Trọng lượng: Chọn giày nhẹ để di chuyển dễ dàng.
  • Độ bám: Chọn đế cao su bám dính tốt.
  • Lớp đệm: Chọn lớp đệm êm ái, phù hợp với địa hình.
  • Khả năng chống thấm nước: Chọn giày chống thấm nếu chạy trong điều kiện ẩm ướt. Ví dụ: Đôi giày chạy trail Kailas Fuga EX 2 GTX
  • Thương hiệu: Chọn thương hiệu uy tín như Kailas,...
  • Giá cả: Chọn giày phù hợp với ngân sách, thông thường 1 đôi giày ổn sẽ có giá thành từ 2-3 triệu trở lên.
Kailas
(5 đánh giá)
4,290,000₫
Trắng
Đen
Cam
Kailas
(1 đánh giá)
3,990,000₫
Cherry Tomato Red
Black/Multicolored
Kailas
(1 đánh giá)
4,950,000₫
Đỏ
Cherry Tomato Red
Black
Kailas
(1 đánh giá)
4,090,000₫
Xám
Cam

1.2. Tất chạy trail

Tất chạy trail đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ đôi chân trong những hành trình chinh phục địa hình hiểm trở. Chúng bảo vệ đôi chân khỏi ma sát với giày, sỏi đá, bụi bẩn và côn trùng và đồng thời hỗ trợ giảm bớt va đập cho chân trong quá trình chạy. Chất liệu thoáng khí của tất chạy trail giúp thoát mồ hôi, hạn chế mùi hôi chân và phồng rộp. Tất dày hơn còn giữ ấm cho đôi chân trong điều kiện thời tiết lạnh.

Giá thành: 200.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 5/5

Tất chạy trail- giúp bảo vệ bàn chân, giảm ma sát và nâng cao hiệu suất chạy

Khi chọn tất chạy bộ, nhất là tất dành cho chạy trail. bạn nên lưu ý đến chất liệu, độ dày, kích cỡ, kiểu dáng và các yếu tố khác như đệm, khả năng chống thấm nước và màu sắc. Chọn tất phù hợp sẽ giúp bạn có trải nghiệm chạy bộ thoải mái và hiệu quả nhất.

  • Chất liệu: Cần chọn tất được làm từ chất liệu tổng hợp (nylon, polyester, polyamide,..) để thoát mồ hôi tốt. Bạn cần tránh những đôi tất có chất liệu cotton vì dễ thấm hút mồ hôi, giữ ẩm, gây bí và phồng rộp. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể chọn tất được làm từ len merino.
  • Kích cỡ: Tất chạy bộ đều được phân rõ ràng tất cho chân phải, chân trái và size theo chiều dài của bàn chân. Hãy chọn một đôi tất vừa vặn, không quá chật hoặc quá rộng. Vì chật sẽ gây cọ xát, phồng rộp còn rộng thì dễ tuột và gây cảm giác khó chịu.
  • Kiểu dáng: Tất có cổ ngắn thường phổ biến hơn. Tất cổ ngắncân bằng, hỗ trợ và thoáng khí. Cổ cao hỗ trợ mắt cá chân, bắp chân. Cổ ba phần tư kết hợp giữa cổ ngắn và cổ cao. Ngoài ra còn có tất ngón, giúp bảo vệ ngón chân khỏi ma sát, phồng rộp giữa các ngón, giữ ấm và hỗ trợ vận động linh hoạt trong nhiều hoạt động.

1.3. Quần chạy trail:

Vượt trội so với quần chạy bộ thông thường, quần chạy trail được thiết kế khác biệt để đáp ứng nhu cầu độc đáo của hoạt động chạy trail. Chất liệu nhẹ, thoáng khí cùng khả năng chống thấm nước và chống tia UV bảo vệ bạn khỏi tác động của môi trường, cho bạn sự thoải mái và an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Thiết kế ôm sát cơ thể cùng tính co giãn tuyệt vời hỗ trợ vận động linh hoạt, giúp bạn di chuyển dễ dàng và tự tin trên địa hình gồ ghề. Nhiều túi tiện lợi cho phép bạn mang theo những vật dụng cần thiết, rảnh tay để tập trung vào việc chạy và khám phá thiên nhiên.

Giá thành: 600.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 5/5

Quần chạy trail được thiết kế tối ưu về trọng lượng, độ thoát nước và khô rất nhanh

Những lưu ý khi chọn quần chạy trail: 

  • Kích cỡ: Tránh quần quá chật gây khó chịu hoặc quá rộng cản trở di chuyển. Lựa chọn kích thước vừa vặn, ôm sát cơ thể để hỗ trợ vận động hiệu quả.
  • Chất liệu: Ưu tiên chất liệu co giãn tốt, thoáng khí và chống cọ xát hiệu quả như polyester, nylon, rayon,... để đảm bảo sự thoải mái và an toàn trong suốt quá trình chạy.
  • Kiểu dáng: Quần dài và quần short, hoặc quần bó cơ là những lựa chọn phổ biến. Lựa chọn phù hợp với sở thích, điều kiện thời tiết và địa hình.

1.4. Áo chạy trail

Áo chạy trail được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu di chuyển linh hoạt và thoải mái trên địa hình gồ ghề của trail. Chất liệu nhẹ, thoáng khí, co giãn tốt giúp bạn di chuyển dễ dàng, hạn chế bí bách và mồ hôi. Khả năng chống thấm nước và tia UV bảo vệ bạn khỏi tác động bất lợi của môi trường, dù là trời mưa hay nắng nóng. Thiết kế ôm sát cơ thể giúp hỗ trợ cơ bắp hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chấn thương và tăng cường sức bền.

Giá thành: từ 600.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 5/5

Áo chạy trail bảo vệ, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và hỗ trợ vận động viên chạy trail.

Những lưu ý khi chọn áo chạy trail:

  • Chất liệu là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Bạn nên ưu tiên những loại vải co giãn tốt, mềm mại và thấm hút mồ hôi hiệu quả như cotton, polyester, polyamide, rayon,... Chất liệu thoáng khí sẽ giúp cơ thể luôn khô ráo, giảm thiểu áp lực tác động khi di chuyển.
  • Độ dày của áo cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn nên tham khảo dự báo thời tiết và đặc điểm khu vực chạy trail để lựa chọn độ dày phù hợp. Áo không quá dày sẽ giúp bạn di chuyển thoải mái hơn, nhưng cũng cần đủ ấm để bảo vệ cơ thể khỏi những thay đổi bất ngờ của thời tiết.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo một số loại áo khác như áo thun, áo giữ nhiệt, áo lót, áo khoác gió,... để phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau. Ví dụ, áo thun là lựa chọn phổ biến cho những ngày thời tiết ấm áp, trong khi áo giữ nhiệt sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể khi chạy trail trong điều kiện thời tiết lạnh.
  • Bên cạnh chất liệu và độ dày, bạn cũng cần lưu ý đến kích cỡ, kiểu dáng và thương hiệu của áo. Chọn kích cỡ phù hợp sẽ giúp bạn di chuyển linh hoạt, ôm sát cơ thể nhưng không quá bó. Kiểu dáng áo cũng cần được lựa chọn phù hợp với sở thích và nhu cầu của bạn. Cuối cùng, hãy chọn mua áo chạy trail của những thương hiệu uy tín như Kailas hoặc Compressport,... để đảm bảo chất lượng và độ bền.

1.5. Bình nước chạy bộ/ bình nước mềm/bình nước thể thao

Chạy trail là hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng và nước. Việc bổ sung nước đầy đủ và kịp thời là vô cùng quan trọng để duy trì sức bền, tránh mất nước và các vấn đề sức khỏe khác.

Bình nước chạy trail được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo. Có nhiều kiểu đeo khác nhau như đeo tay, đeo hông, balo chạy trail,... giúp bạn lựa chọn loại phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình. Bình được làm từ chất liệu an toàn, không chứa BPA, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Giá thành: 200.000-500.000

Mức độ cần thiết: 5/5

Bình nước mềm giúp tối ưu không gian, van 1 chiều an toàn, chống sặc

Lưu ý khi chọn mua bình nước thể thao:

  • Dung tích: Chọn dung tích phù hợp với nhu cầu và thời gian chạy của bạn. Một số dung tích phổ biến của bình nước mềm là 300ml, 500ml, 1,5l,...
  • Chất liệu: Chọn chất liệu an toàn, không chứa BPA.
  • Tính năng: Chọn bình có các tính năng bổ sung như van khóa, vòi hút, van 1 chiều...

Bình nước chạy bộ Kailas 1.5l Bình nước chạy bộ Kailas 1.5l
Xem nhanh
Bình nước mềm chạy bộ HappyGo 500ml Bình nước mềm chạy bộ HappyGo 500ml
Xem nhanh
HappyGo
250,000₫
Xanh dương
Bình nước mềm Compressport 300ml Bình nước mềm Compressport 300ml
Xem nhanh
Compressport
465,000₫

1.6. Vest chạy trail

Vest chạy trail, hay còn gọi là vest đựng nước hoặc vest đua, là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những ai đam mê chinh phục những cung đường mòn đầy thử thách.

Với thiết kế đặc biệt, vest chạy trail giúp người dùng mang theo nước, đồ ăn và các vật dụng cần thiết khác một cách tiện lợi ngay cả khi đang di chuyển. Thao tác lấy và cất đồ dễ dàng giúp bạn bổ sung năng lượng nhanh chóng, đảm bảo thể lực cho chặng hành trình phía trước.

Bên cạnh đó, vest chạy trail còn có tác dụng:

  • Phân bổ áp lực tác động lên phần trên của cơ thể một cách hợp lý, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chạy trail.
  • Giảm thiểu nguy cơ chấn thương do mang vác đồ đạc sai cách.
  • Tăng tính an toàn khi di chuyển trong điều kiện thiếu sáng nhờ các chi tiết phản quang.

Giá thành: 1.000.000-5.000.000

Mức độ cần thiết: 4/5 (5/5 đối với những cự ly ultra)

Vest chạy trail là phụ kiện vô cùng cần thiết khi chạy cự ly dài, là phụ kiện bắt buộc của một số cự ly chạy

Những lưu ý khi chọn vest chạy trail:

  • Sức chứa phù hợp: Cân nhắc thời gian chạy và lượng nước cần thiết để chọn vest có dung tích phù hợp. Các thể tích mà vest nước có 5l, 8l, 13l,...
  • Kích cỡ vừa vặn: Vest vừa vặn giúp hạn chế rung lắc, mang lại sự thoải mái, giảm căng thẳng cho vai và lưng.
  • Chức năng: Bên cạnh vest thông thường, bạn có thể chọn vest đua tích hợp còi cảnh báo, phản quang,...

1.7. Gậy chạy trail

Địa hình trail là một địa hình dốc, gồ ghề và nhiều chướng ngại vật. Gậy chạy trail đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người chạy chinh phục những cung đường này một cách an toàn và hiệu quả hơn đặc biết là khi lên dốcxuống dốc.

  • Giảm áp lực lên khớp: Gậy giúp phân tán trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên khớp gối và hông, đặc biệt hữu ích khi di chuyển trên địa hình dốc.
  • Tăng cường sự ổn định: Gậy giúp giữ thăng bằng tốt hơn, hạn chế nguy cơ trượt ngã và giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn trên địa hình gồ ghề.
  • Tăng tốc độ: Gậy giúp đẩy người về phía trước, tạo lực đẩy để tăng tốc độ trên đường dốc.
  • Giảm thiểu chấn thương: Gậy giúp giảm tác động lên cơ bắp và khớp, giúp bạn chạy lâu hơn mà không bị mỏi.
  • Hỗ trợ leo dốc: Gậy giúp bạn bám trụ tốt hơn khi leo dốc, tiết kiệm sức lực và tăng hiệu suất khi chạy trail.

Giá thành: 1.000.000-5.000.000

Mức độ cần thiết: 4/5 (5/5 đối với những cự ly ultra)

Gậy chạy trail- giúp giảm tải cho cơ bắp và tăng cường độ ổn định trên các địa hình trail

Đọc thêm: 4 nguyên tắc vàng trong chạy trail

Những lưu ý khi chọn gậy chạy trail:

  • Chất liệu là yếu tố đầu tiên cần cân nhắc. Carbon là lựa chọn nhẹ nhất, bền bỉ nhất nhưng giá thành cao nhất. Nhôm nặng hơn carbon nhưng giá rẻ hơn và vẫn đảm bảo độ bền cao. Sợi thủy tinh là lựa chọn tiết kiệm nhất nhưng có trọng lượng nặng nhất và khả năng hấp thụ rung động thấp hơn.
  • Kích thước gậy phù hợp giúp tối ưu hiệu quả và giảm nguy cơ chấn thương. Có hai loại gậy phổ biến: gậy có độ dài cố định và gậy có thể điều chỉnh độ dài. Cách chọn độ dài gậy đơn giản là điều chỉnh sao cho khuỷu tay tạo thành góc 90 độ khi nắm tay cầm. 
  • Tay cầm ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái khi sử dụng. Các loại tay cầm phổ biến bao gồm bọt biển, nút bần và cao su. Nên chọn tay cầm có kích thước phù hợp với bàn tay để đảm bảo sự êm ái và chắc chắn.
  • Mũi gậy đóng vai trò quan trọng trong việc bám dính trên địa hình. Mũi gậy nhọn thích hợp cho địa hình mềm như đất, cát. Mũi gậy dẹt phù hợp cho địa hình cứng như đá, đường mòn. Mũi gậy cao su có thể sử dụng cho cả hai loại địa hình và tăng độ bám, giảm tiếng ồn.

1.8. Đèn đầu (đèn chạy trail)

Chạy trail không chỉ là hoạt động ban ngày, mà còn là trải nghiệm đầy thú vị vào ban đêm. Tuy nhiên, để chinh phục những cung đường mòn trong bóng tối, bạn cần có một đèn chạy trail phù hợp.

Đèn chạy trail đóng vai trò quan trọng, giúp bạn:

  • Nhìn rõ đường đi: Ánh sáng từ đèn giúp bạn nhận biết địa hình, chướng ngại vật và tránh nguy hiểm. 
  • Được nhìn thấy: Đèn giúp bạn thu hút sự chú ý của người khác, đặc biệt là khi chạy trên đường mòn có nhiều phương tiện giao thông.
  • Tăng cường an toàn: Giúp bạn tránh vấp ngã, trượt ngã hoặc va chạm với chướng ngại vật gây chấn thương trong khi chạy.

Giá thành: 1.000.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 4/5 (5/5 đối với chạy đêm và các cự ly ultra)

Những lưu ý khi chọn đèn đầu để chạy trail:

  • Độ sáng: Ưu tiên đèn có chế độ điều chỉnh độ sáng để linh hoạt sử dụng. 
  • Thời lượng pin: Chọn thời lượng pin phù hợp với thời gian chạy của bạn. Pin lithium-ion cho thời lượng sử dụng dài và trọng lượng nhẹ. Mang theo pin dự phòng cho những chuyến chạy dài.
  • Tính năng khác: Có thể kể đến như chống nước, chống bụi, điều chỉnh độ sáng, chế độ nhấp nháy... 

1.9. Mũ

Mũ chạy bộ là một phụ kiện tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động chạy trail. Nó không chỉ là điểm nhấn cho bộ trang phục mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho runner:

  • Chống nắng: Tia UV có thể gây hại cho da và mắt, đặc biệt khi chạy dưới trời nắng trong thời gian dài. Mũ chạy bộ sẽ giúp che chắn da mặt và mắt, bảo vệ runner khỏi tác hại của tia UV.
  • Giữ ấm: Vào mùa lạnh, mũ chạy bộ sẽ giúp giữ ấm đầu và tai, tránh bị cảm lạnh.
  • Thoát mồ hôi: Chất liệu thoáng khí giúp thoát mồ hôi hiệu quả, giữ cho đầu runner luôn khô ráo và mát mẻ.
  • Nâng cao tầm nhìn: Mũ có vành rộng giúp che chắn ánh nắng mặt trời, cho phép runner quan sát rõ hơn đường chạy và các chướng ngại vật.
  • Phản quang: Một số loại mũ có thiết kế phản quang giúp runner dễ dàng nhận biết trong điều kiện thiếu sáng, đảm bảo an toàn khi chạy vào buổi tối hoặc sáng sớm.
  • Thể hiện cá tính: Mũ chạy bộ có nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, giúp runner thể hiện cá tính và phong cách riêng của mình.

Giá thành: từ 300.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 3/5 

Mũ chạy bộ- chống nắng, thoát mồ hôi tốt cho runners

Lưu ý khi chọn mũ chạy bộ:

  • Chất liệu: Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thoải mái và hiệu quả của mũ. Nên chọn mũ làm từ chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và nhẹ để giữ cho đầu bạn luôn khô ráo, mát mẻ và không bị bí bách khi chạy.
  • Kiểu dáng: Mũ chạy bộ có nhiều kiểu dáng đa dạng như lưỡi trai, bucket, beanie, buff. Lựa chọn kiểu dáng phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng và địa hình chạy. Ví dụ, mũ lưỡi trai thích hợp cho chạy nắng, mũ bucket che chắn tốt hơn, mũ beanie giữ ấm cho mùa lạnh, và mũ buff linh hoạt cho nhiều mục đích.
  • Kích cỡ: Chọn mũ có kích cỡ vừa vặn với vòng đầu để tránh xê dịch, gây khó chịu khi chạy. Nên thử đội trước khi mua để đảm bảo sự thoải mái. Một số loại mũ có thể điều chỉnh kích cỡ để phù hợp với nhiều người.
  • Tính năng: Ngoài những yếu tố cơ bản, bạn có thể cân nhắc các tính năng bổ sung như chống nắng, chống nước, phản quang để phù hợp với nhu cầu và điều kiện chạy của mình.

1.10. Ống tay

Trên những cung đường trail đầy thử thách, đôi tay của runner không chỉ phải đối mặt với nắng gió, bụi bặm mà còn có nguy cơ trầy xước bởi cành cây, đá nhọn. Ống tay chính là "vệ sĩ đắc lực" bảo vệ và hỗ trợ đôi tay bạn chinh phục mọi địa hình.

Lợi ích thiết thực của ống tay đối với người chạy trail:

  • Bảo vệ toàn diện:  Găng tay giúp ngăn chặn tác hại của tia UV, bảo vệ da tay khỏi lão hóa và ung thư da. Chúng cũng giúp bạn giữ ấm đôi tay trong điều kiện thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, găng tay còn bảo vệ da tay khỏi trầy xước, bụi bẩn và các tác nhân gây hại khác.
  • Tăng cường hiệu suất: Giảm ma sát/chafing giữa da tay và quần áo, ba lô, giúp bạn chạy bộ thoải mái hơn. Hỗ trợ cơ bắp tay, giảm mỏi cơ và giúp bạn chạy lâu hơn.
  • Tính linh hoạt: Nhỏ gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo trong ba lô hoặc túi chạy bộ. Có thể điều chỉnh độ dài và độ bó sát, phù hợp với nhiều điều kiện chạy.

Giá thành: 250.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 3/5 

Ống tay chạy bộ, không chỉ là chống nắng mà còn là bảo vệ các bạn khỏi các tác động ngoại cảnh

Những điểm cần lưu ý khi chọn ống tay: 

  • Chất liệu: Ống tay nên được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, chống nắng và co giãn tốt. Chất liệu phổ biến bao gồm polyester, nylon và len merino.
  • Kiểu dáng: Chọn chiều dài ống tay phù hợp với sở thích và điều kiện thời tiết. Kiểu dệt kim co giãn tốt và giữ ấm, trong khi dệt trơn thoáng khí và nhanh khô.
  • Tính năng: Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể chọn ống tay có khả năng chống thấm nước, chống xước hoặc có thiết kế phản quang.

1.11. Calf chân/ Bó bắp chân

Để chinh phục những con dốc caođịa hình hiểm trở trong trail running, đòi hỏi bạn phải có một nền tảng thể lực tốt, đặc biệt là ở nhóm cơ bắp chân. Bắp chân đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như "chiến binh thầm lặng" góp phần tạo nên thành công cho mỗi bước chạy của bạn.

Bên cạnh việc rèn luyện bắp chân, việc sử dụng bó bắp chân cũng là một bí quyết hữu ích giúp bạn chinh phục những thử thách trên đường chạy. Bó ống chân giúp hỗ trợ cơ bắp, giảm rung lắc, giữ ấm và bảo vệ cơ bắp khỏi va đập, trầy xước. Ngoài ra bó bắp chân còn tăng tốc độ phục hồi cơ bắp của bạn sau buổi chạy. Thông thường bó bắp được nhiều người sử dụng nhất là bó bắp của thương hiệu Compressport!

Giá thành: từ 500.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 3/5  

Bó calf chân- hạn chế chuột rút, tăng cường lưu thông máu, tăng hiệu suất cho người chạy trai;

Những lưu ý khi chọn bó bắp chân: 

  • Mức độ nén: Bó nén nhẹ (10-15 mmHg): Thích hợp cho người mới bắt đầu sử dụng bó bắp chân hoặc sử dụng trong các hoạt động nhẹ nhàng. Bó nén trung bình (15-20 mmHg): Thích hợp cho người chạy trail thường xuyên hoặc sử dụng trong các hoạt động cường độ cao. Bó nén cao (20-30 mmHg): Thích hợp cho người có vấn đề về cơ bắp hoặc sử dụng trong các hoạt động phục hồi sau chấn thương.
  • Kích thước: Chọn kích thước phù hợp với bắp chân của bạn để đảm bảo hiệu quả nén và sự thoải mái khi sử dụng. Hầu hết các nhà sản xuất bó bắp chân đều cung cấp bảng hướng dẫn chọn kích thước dựa trên chu vi bắp chân. Bạn nên đo chu vi bắp chân của mình ở phần to nhất và chọn kích thước phù hợp theo bảng hướng dẫn.
  • Chất liệu: Chọn chất liệu thoáng khí để giúp bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Một số chất liệu phổ biến được sử dụng cho bó bắp chân bao gồm nylon, polyester, spandex và len. Bạn nên chọn chất liệu phù hợp với điều kiện thời tiết và sở thích cá nhân của bạn.

1.12. Kính

Kính chạy bộ là một phụ kiện ngày càng phổ biến với những người yêu thích chạy bộ, đặc biệt là khi chạy ngoài trời. Kính chạy bộ không chỉ giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, bụi bẩn và côn trùng, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tăng cường khả năng quan sát: Kính chạy bộ giúp giảm bớt chói mắt do ánh nắng mặt trời, giúp bạn nhìn rõ hơn khi chạy vào ban ngày hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Kính chạy bộ với tròng kính màu có thể giúp tăng cường độ tương phản, giúp bạn nhìn rõ các chướng ngại vật trên đường chạy.
  • Bảo vệ mắt: Kính chạy bộ giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, tia UV có thể gây ra các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Kính chạy bộ giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, côn trùng và các vật thể bay trong gió.
  • Tăng cường sự thoải mái: Kính chạy bộ giúp giảm bớt gió và bụi bay vào mắt, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chạy.
  • Tạo phong cách: Kính chạy bộ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, giúp bạn tạo phong cách riêng khi chạy.

Giá thành: từ 500.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 3/5

Khi chọn mua kính chạy bộ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Loại tròng kính: Chọn tròng kính phù hợp với nhu cầu của bạn, ví dụ như tròng kính màu để tăng cường độ tương phản hoặc tròng kính phân cực để giảm chói mắt.
  • Kích thước: Chọn kính có kích thước phù hợp với khuôn mặt của bạn.
  • Chất liệu: Chọn kính có chất liệu nhẹ và bền.

2. Những trang thiết bị cần thiết khác trong 1 giải chạy trail

Tên thiết bị

Mức độ cần thiết

Note

Đồng hồ GPS/ điện thoại

5/5

Bắt buộc trong 1 số cự ly

Tiền

5/5

 

Đồ ăn/dinh dưỡng

5/5

 

Chăn giữ nhiệt

4/5

Bắt buộc trong 1 số cự ly

Khăn đa năng

4/5

 

Dụng cụ sơ cứu

3/5

Bắt buộc trong 1 số cự ly

Còi

3/5

Bắt buộc trong 1 số cự ly

Sáp bôi trơn

3/5

 

2.1 Đồng hồ/điện thoại có GPS

Hãy tưởng tượng bạn đang lạc giữa những cung đường mòn hoang sơ, không bản đồ, không người qua lại. Lúc này, chiếc đồng hồ có GPS hoặc điện thoại sẽ là chiếc la bàn dẫn đường, giúp bạn định vị chính xác, theo dõi lộ trình đã di chuyển và dẫn dắt bạn đến đích an toàn. Hơn thế nữa, nó còn là huấn luyện viên cá nhân, ghi lại chi tiết dữ liệu tập luyện như quãng đường, tốc độ, thời gian, nhịp tim,... giúp bạn đánh giá hiệu quả, điều chỉnh kế hoạch và theo dõi tiến bộ của bản thân.

Giá thành: trên 5.000.000

Mức độ cần thiết: 5/5 

Một số lưu ý khi chọn một chiếc đồng hồ dành cho chạy trail: 

  • Mục đích sử dụng: Trước tiên, hãy xác định rõ mục đích sử dụng chính của bạn. Bạn cần đồng hồ để theo dõi các chỉ số cơ bản như quãng đường, tốc độ, thời gian hay cần những tính năng chuyên sâu hơn cho các môn thể thao khác như đạp xe, bơi lội,... Việc xác định mục đích sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi lựa chọn và tìm kiếm những chiếc đồng hồ phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • Thiết kế và độ bền bỉ: Đối với một chiếc đồng hồ dành cho chạy trail, thiết kế cần đảm bảo khả năng chống nước, chống bụi bẩn và va đập tốt. Dây đeo nên thoải mái, ôm sát cổ tay nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng để bạn có thể vận động trong thời gian dài. Ngoài ra, kích thước và trọng lượng cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng.
  • Tính năng GPS và bản đồ: Độ chính xác của GPS là yếu tố then chốt để đảm bảo bạn luôn được dẫn đường chính xác trên những cung đường mòn. Một số tính năng GPS hữu ích khác bao gồm: theo dõi lộ trình, đánh dấu điểm POI, dẫn đường bằng giọng nói,...
  • Theo dõi dữ liệu tập luyện:  Ngoài các chỉ số cơ bản, hãy ưu tiên lựa chọn đồng hồ có khả năng theo dõi các dữ liệu chuyên sâu hơn như: nhịp tim, độ cao, VO2 Max,... để bạn có thể đánh giá hiệu quả tập luyện một cách toàn diện.
  • Tuổi thọ pin: Tuổi thọ pin là yếu tố quan trọng, đặc biệt khi bạn tham gia các cuộc đua trail dài ngày. Hãy lựa chọn đồng hồ có thời lượng pin tối thiểu 24 giờ để đảm bảo bạn có thể sử dụng liên tục trong suốt hành trình.
  • Tính năng thông minh: Một số đồng hồ GPS còn được trang bị các tính năng thông minh như nghe nhạc, thanh toán điện tử, nhận thông báo từ điện thoại,... Những tính năng này giúp bạn tiện lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giá cả: Giá cả của đồng hồ GPS dao động khá rộng, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Hãy cân nhắc ngân sách của bạn và lựa chọn đồng hồ có mức giá phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.

Nếu bạn đang không biết phải chọn đồng hồ như thế nào, đừng ngần ngại chia sẻ và liên hệ cho Happyrun, với đội ngũ có kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn một chiếc đồng hồ phù hợp nhất từ tính năng tới túi tiền.

2.2 Tiền

Chạy trail là một hoạt động thể thao ngoài trời mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, việc mang theo tiền khi tham gia các hoạt động này có thể khiến nhiều VĐV băn khoăn. Sau đây là một số lý do quan trọng giải thích tại sao VĐV nên mang theo tiền khi đi chạy trail:

  • Chi phí bất ngờ: Có thể cần mua nước uống, đồ ăn nhẹ, sửa chữa trang thiết bị, di chuyển bằng taxi/xe ôm trong trường hợp khẩn cấp.
  • Mua quà lưu niệm: Lưu giữ kỷ niệm về hành trình chạy trail.
  • Góp phần vào cộng đồng: Hỗ trợ kinh tế cho cộng đồng địa phương bằng cách mua sắm tại các cửa hàng địa phương.
  • An toàn và đề phòng: Cảm thấy an toàn hơn, đặc biệt khi chạy trail ở những khu vực xa xôi hoặc ít người qua lại. Có thể sử dụng tiền để mua thức ăn, nước uống hoặc nhờ liên hệ với người thân, bạn bè để được hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.

Mức độ cần thiết: 5/5 

2.3 Đồ ăn/ dinh dưỡng

Do đặc thù của các giải chạy/đường trail là đường chạy dài, địa hình phức tạp và thường xuyên thay đổi độ cao, vì vậy người tham gia giải cần phải nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng để duy trì sức bền và đảm bảo hiệu suất thi đấu tốt nhất. Mang theo đồ ăn và dinh dưỡng trong khi tham gia một cuộc đua chạy trail là điều vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:

  • Bổ sung năng lượng: Chạy trail đốt cháy lượng calo khổng lồ, có thể lên đến hàng nghìn calo mỗi giờ. Nạp đủ năng lượng giúp VĐV duy trì sức mạnh, sự tập trung và khả năng chịu đựng trong suốt cuộc đua. Thiếu hụt năng lượng có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt glycogen, chuột rút, mệt mỏi, thậm chí là hạ đường huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thành tích của VĐV.
  • Duy trì hydrat hóa: Mất nước do đổ mồ hôi khi chạy trail có thể dẫn đến tình trạng mất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất thi đấu và sức khỏe của VĐV. Mang theo nước uống và các loại đồ uống thể thao giúp VĐV bù nước và điện giải kịp thời, duy trì trạng thái hydrat hóa tốt nhất trong suốt cuộc đua.
  • Ngăn ngừa chuột rút: Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp đột ngột, thường xảy ra khi VĐV thiếu hụt điện giải như natri, kali, magiê. Mang theo dinh dưỡng để bổ sung điện giải giúp ngăn ngừa chuột rút do thiếu hụt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của VĐV có thể gặp khó khăn khi hoạt động thể chất cường độ cao, dẫn đến tình trạng khó tiêu, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa để tránh khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy. 
  • Tăng cường sức mạnh và phục hồi: Sau khi hoàn thành cuộc đua, VĐV cần nạp đủ protein và carbohydrate để phục hồi cơ bắp và dự trữ glycogen. Thông thường vđv sẽ sử dụng bột/sữa phục hồi để bổ sung carbohydrate (đặc biệt là maltodextrin và dextrose), giúp bù đắp lượng glycogen đã mất và cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình phục hồi.

Happyrun đã có những combo dinh dưỡng cho các cự ly trail, các bạn có thể tham khảo thêm! 

2.4 Chăn giữ nhiệt

Chăn giữ nhiệt trong chạy bộ, còn được gọi là chăn bạc cứu hộ, chăn khẩn cấp, tấm phản quang,... là vật dụng tiện lợi và đa năng dành cho các vận động viên.

  • Giữ ấm cơ thể: Chăn được làm từ chất liệu màng nhôm mỏng có khả năng phản xạ nhiệt tốt, giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
  • Chống thấm nước: Chất liệu màng nhôm cũng giúp chống thấm nước, bảo vệ cơ thể khỏi mưa và tuyết.
  • Bình phong: Chăn có thể sử dụng làm bình phong che chắn gió, nắng, bụi bẩn.
  • Báo hiệu: Mặt màu bạc của chăn có thể phản xạ ánh sáng, giúp báo hiệu cho người khác biết vị trí của bạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Giá thành rẻ: chỉ từ 30.000
  • Nhẹ, mang theo tiện lợi

2.5 Khăn đa năng

Khăn đa năng (hay còn gọi là khăn ống, khăn buff) là một phụ kiện vô cùng quan trọng và hữu ích cho những vận động viên tham gia chạy trail. Lý do là vì:

  • Bảo vệ da: Che chắn da khỏi tia UV, bụi bẩn, giữ ấm khi lạnh.
  • Thấm hút mồ hôi: Giữ cơ thể khô ráo, thoáng mát.
  • Đa năng: Làm băng đô, dây buộc tóc, găng tay, khăn quàng cổ.
  • Tiện lợi: Nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ mang theo.
  • An toàn: Mềm mại, thoáng khí, không gây kích ứng da.

Giá thành: từ 200.000 trở lên

Mức độ cần thiết: 4/5

2.6 Bộ sơ cứu y tế

Khác với chạy bộ thông thường, chạy trail diễn ra trên địa hình hiểm trở, ít người qua lại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương do té ngã, va đập, hoặc gặp phải rắn, côn trùng độc. Việc tiếp cận sự hỗ trợ y tế kịp thời trong những trường hợp này có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó, trang bị bộ sơ cứu y tế cơ bản là hoàn toàn cần thiết để VĐV có thể tự xử lý các tình huống chấn thương ban đầu, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia khác.

Bộ sơ cứu y tế không chỉ là vật dụng phòng thân mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của VĐV đối với bản thân và cộng đồng. Mang theo bộ sơ cứu đầy đủ cho thấy VĐV đã chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng đối mặt với những thử thách và có khả năng tự chủ trong mọi tình huống.

  • Môi trường nguy hiểm: Chạy trail diễn ra trên địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật, tiềm ẩn nguy cơ té ngã, va đập, trầy xước, bong gân, thậm chí gãy xương.
  • Cách xa trạm y tế/cp : Trong một số cuộc đua trail, trạm y tế/cp có thể cách xa nhau hàng km, việc tiếp cận sự trợ giúp y tế kịp thời gặp nhiều khó khăn.
  • Thiếu hụt trang thiết bị y tế: Nhiều cung đường trail không có sẵn trang thiết bị y tế, VĐV cần tự trang bị để xử lý sơ cứu ban đầu.
  • Tự bảo vệ bản thân và hỗ trợ người khác: Dụng cụ sơ cứu giúp VĐV tự xử lý vết thương cho bản thân hoặc hỗ trợ người khác gặp nạn trước khi được hỗ trợ y tế chuyên nghiệp.

2.7 Còi

Việc di chuyển trên địa hình gồ ghề, ít người qua lại, xa khu dân cư và trạm y tế khiến VĐV chạy trail dễ gặp nguy hiểm khi gặp chấn thương hoặc lạc đường.

Do đó, còi cứu hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho VĐV khi tham gia chạy trail. Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao cần mang theo còi cứu hộ khi đi chạy trail:

  • Thu hút sự chú ý và hỗ trợ: Khi gặp chấn thương hoặc lạc đường, VĐV có thể sử dụng còi cứu hộ để phát ra âm thanh lớn, vang xa. Âm thanh của còi cứu hộ dễ dàng được nhận biết trong môi trường hoang dã, giúp VĐV được hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là khi họ đang ở vị trí khuất tầm nhìn hoặc di chuyển một mình.
  • Báo hiệu nguy hiểm: Còi cứu hộ có thể được sử dụng để báo hiệu nguy hiểm cho những người tham gia khác, ví dụ như gặp rắn, côn trùng độc, sạt lở đất,... Âm thanh cảnh báo giúp mọi người xung quanh đề phòng và có biện pháp phòng tránh kịp thời, góp phần đảm bảo an toàn cho tập thể.
  • Tăng cường tinh thần an toàn: Mang theo còi cứu hộ giúp VĐV cảm thấy an tâm hơn khi tham gia chạy trail, đặc biệt là khi họ di chuyển một mình hoặc trên những cung đường ít người qua lại.Cảm giác an toàn tâm lý giúp VĐV tập trung vào đường chạy và nâng cao thành tích.
  • Kích thước nhỏ gọn dễ mang theo
  • Giá thành rẻ: chỉ từ 30.000

2.8 Sáp bôi trơn chống phồng rộp

Khác với chạy bộ thông thường, chạy trail ẩn chứa nhiều thử thách và mạo hiểm hơn. Vượt qua những địa hình gồ ghề, đầy chướng ngại vật, VĐV dễ dàng gặp phải ma sát và cọ xát giữa da và trang phục, dẫn đến tình trạng phồng rộp da. Một số lý do cho thấy sự cần thiết của sáp bôi trơn chống phồng rộp đối với vđv:

  • Ngăn ngừa phổng rộp: Tạo lớp màng bôi trơn giữa da và trang phục hoặc giữa da với da, giảm ma sát và cọ xát, giúp ngăn ngừa sự hình thành các vết phổng rộp.
  • Giảm đau và khó chịu: Các vết phổng rộp gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và thi đấu của VĐV. Sáp bôi trơn giúp giảm đau và khuyến khích quá trình lành da, tăng tốc độ hồi phục.
  • Bảo vệ vết phổng rộp đã hình thành: Tạo lớp màng bảo vệ trên vết phổng rộp, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo, giá thành rẻ.

3. Happyrun- Nơi cung cấp các sản phẩm về chạy bộ uy tín và chính hãng tại Hà Nội

Dù bạn là người mới bắt đầu hay vận động viên chuyên nghiệp, HappyRun luôn sẵn sàng chào đón bạn đến với thế giới chạy bộ đầy màu sắc và hứng khởi. Tại đây, bạn sẽ được khám phá kho tàng sản phẩm giày chạy và các phụ kiện chạy bộ đến từ các thương hiệu danh tiếng toàn cầu như Nike, Adidas, Asics, Garmin, Tifosi, Compressport, Kailas,... đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của bạn.

Điểm nhấn nổi bật của HappyRun chính là hệ thống thử giày độc đáo ứng dụng công nghệ đo chân 3D tiên tiến nhất Việt Nam, duy nhất tại miền Bắc. Nhờ thiết bị hiện đại này, bạn có thể xác định chính xác kích thước và hình dạng bàn chân đến từng milimet, từ đó lựa chọn giày dép, tất và lót giày phù hợp nhất với bản thân bạn.

Happyrun- Cửa hàng bán đồ chạy bộ uy tín và chính hãng tại HN

Hơn thế nữa, HappyRun còn sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm, luôn sẵn sàng tư vấn 1-1, mang đến cho bạn trải nghiệm mua sắm hữu ích và thú vị. Với cam kết làm hài lòng mọi khách hàng, HappyRun tự tin đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu về chạy bộ của bạn.

Hãy đến với HappyRun tại 110 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, HN để bắt đầu hành trình chinh phục đam mê chạy bộ một cách trọn vẹn nhất!

4. Kết luận

Chạy trail là hoạt động đầy thử thách, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng. Bài viết đã giới thiệu 18++ vật dụng thiết yếu cho hành trình chinh phục đường chạy. Hãy nhớ lắng nghe cơ thể, lựa chọn trang phục phù hợp và luôn giữ tinh thần lạc quan. Chúc bạn thành công và có những trải nghiệm tuyệt vời trên đường chạy trail!

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Viết bình luận của bạn
  1. Top 10+ Giày Chạy Bộ Tốt Nhất năm 2024
  2. Giáo án chạy bộ: từ 5km đến Chạy marathon
  3. Giải chạy bộ năm 2024
  4. Nhận MIỄN PHÍ Cẩm nang 28 Bí mật Chạy bộ
  5. Làm chủ đường chạy cùng Happyrun
Giải chạy trail VMM 2024: Thông tin hướng dẫn và Checklist cần thiết

Giải chạy trail VMM 2024: Thông tin hướng dẫn và Checklist cần thiết

Th 3 10/09/2024 25 phút đọc

Tổng quan VMM2024Xin chào các bạn tới với Giải chạy vượt núi Việt Nam (VMM), thử thách chạy địa hình khắc nghiệt nhất Việt Nam!Trải nghiệm... Đọc tiếp

Danh sách các giải chạy trail/ giải chạy địa hình năm 2024

Danh sách các giải chạy trail/ giải chạy địa hình năm 2024

CN 28/07/2024 27 phút đọc

1. Các giải chạy trail tháng 1/20241.1 Vietnam Trail Marathon 2024- 21/1/2024Hãy sẵn sàng cho một hành trình phiêu lưu đầy bất ngờ tại Vietnam Trail Marathon!... Đọc tiếp

Tại sao nên mặc quần áo dành riêng cho chạy trail?

Tại sao nên mặc quần áo dành riêng cho chạy trail?

Th 5 27/06/2024 8 phút đọc

1. Sự khác nhau cơ bản giữa quần áo chạy trail và quần áo thể thao thông thườngNhìn thoáng qua, bạn có thể nghĩ quần áo... Đọc tiếp

Nội dung bài viết